Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Câu 1
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đồng minh vào nước ta gồm
A. quân Anh, Mĩ.
B. quân Pháp, Trung Hoa Dân quốc
C. quân Anh, Trung Hoa Dân quốc
D. quân Liên Xô, Trung Hoa Dân quốc
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Lời giải chi tiết:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đồng minh vào nước ta gồm quân Anh, Trung Hoa Dân quốc.
Chọn: C
Câu 2
Quân Trung Hoa Dân quốc, vào nước ta nhằm mục đích
A. tước khí giới quân Nhật
B. giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta
C. đánh đuổi quân Anh
D. cướp chính quyền của ta
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Lời giải chi tiết:
Quân Trung Hoa Dân quốc, vào nước ta nhằm mục đích cướp chính quyền của ta.
Chọn: D
Câu 3
Tình hình tài chính nước ta sau Cách mạng tháng Tám là
A. bước đầu được xây dựng
B. trống rỗng
C. phát triển
D. lệ thuộc vào Nhật – Pháp
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Lời giải chi tiết:
Tình hình tài chính nước ta sau Cách mạng tháng Tám là trống rỗng.
Chọn: B
Câu 4
Di sản văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại, ở nước ta, sau Cách mạng tháng Tám là
A. đậm đà bản sắc dân tộc
B. hiện đại theo kiểu phương Tây
C. mang nặng tư tưởng phản động của phát xít Nhật
D. hơn 90% dân số không biết chữ
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Lời giải chi tiết:
Di sản văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại, ở nước ta, sau Cách mạng tháng Tám là hơn 90% dân số không biết chữ.
Chọn: D
Câu 5
Cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào thời gian nào?
A. Ngày 3 – 9 – 1945
B. Ngày 2 – 9 – 1946
C. Ngày 6 – 1 – 1946
D. Ngày 2 – 9 – 1947
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2.Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Lời giải chi tiết:
Cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào ngày 6 – 1 – 1946.
Chọn: C
Câu 6
Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương đã làm gì để xây dựng chính quyền cách mạng?
A. Thành lập quân đội ở các địa phương
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, lập ủy ban hành chính các cấp
C. Thành lập các Xô viết
D. Thành lập Tòa án
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2.Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Lời giải chi tiết:
Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương đã bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, lập ủy ban hành chính các cấp để xây dựng chính quyền cách mạng.
Chọn: B
Câu 7
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải quyết nạn đói, nhân dân cả nước đã
A. tăng gia sản xuất
B. thực hành tiết kiệm
C. nhường cơm sẻ áo
D. tổ chức hũ gạo cứu đói
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2.Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Lời giải chi tiết:
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải quyết nạn đói, nhân dân cả nước đã tổ chức hũ gạo cứu đói.
Chọn: D
Câu 8
Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ vào thời gian nào?
A. Ngày 2 – 9 – 1945
B. Ngày 3 – 9 – 1945
C. Đêm 22 rạng sáng 23 – 9 – 1945
D. Ngày 5 – 10 – 1945
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
Lời giải chi tiết:
Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ vào đêm 22 rạng sáng 23 – 9 – 1945
Chọn: C
Câu 9
Trước cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ, Đảng và Chính phủ ta đã có những sách lược như thế nào?
A. Quyết tâm kháng chiến, huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ.
B. Đàm phán với Pháp.
C. Nhờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài.
D. Đầu hàng thực dân Pháp
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
Lời giải chi tiết:
Trước cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ, Đảng và Chính phủ ta đã có những sách lược quyết tâm kháng chiến, huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ.
Chọn: A
Câu 10
Tại kì họp đầu tiên (2 – 3 – 1946), Quốc họi khóa I đã có những biện pháp
A. giải quyết trước mắt nạn đói
B. thành lập Chính phủ mới
C. xây dựng quân đội quốc gia Việt Nam
D. thông qua Hiến pháp
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
Lời giải chi tiết:
Tại kì họp đầu tiên (2 – 3 – 1946), Quốc họi khóa I đã có những biện pháp thành lập Chính phủ mới.
Chọn: B
Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 9 – Hóa học 12
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
CHƯƠNG VIII. SƠ LƯỢC VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP
CHƯƠNG 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI