Câu 42.3.
Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : $BaCl_2, Na_2SO_4, MgSO_4, ZnCl_2, KNO_3$ và $KHCO_3$?
A. Kim loại natri.
B. Dung dịch HCl.
C. Khí $CO_2$.
D. Dung dịch $Na_2CO_3$.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải chi tiết:
Cho Na vào các dung dịch: $MgSO_4$ tạo kết tủa, $ZnCl_2$ tạo kết tủa sau đó tan. Dùng dung dịch $MgSO_4$ cho vào 4 dung dịch còn lại: $BaCl_2$ tạo kết tủa. Cho dung dịch $BaCl_2$ vào dung dịch còn lại: $Na_2SO_4$ tạo kết tủa.
Cho dung dịch $BaCl_2$ vào dung dịch $KHCO_3$ và $KNO_3$ (sau khi đã cho Na): $KHCO_3$ tạo kết tủa, còn lại là $KNO_3$
Chọn A.
Câu 42.4.
Để phân biệt các dung dịch loãng : $HCl, HNO_3, H_2SO_4$ có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. Dung dịch $Ba(OH)_2$ và bột đồng kim loại.
B. Kim loại sắt và đồng
C. Dung dịch $Ca(OH)_2$.
D. Kim loại nhôm và sắt.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải chi tiết:
Bột Cu tác dụng với $HNO_3$; Dung dịch $Ba(OH)_2$ tạo kết tủa với $H_2SO_4$.
Chọn A.
Câu 42.5.
Có 5 lọ đựng 5 dung dịch hoá chất riêng biệt : $Ba(OH)_2, H_2SO_4, Na_2SO_4, Na_2CO_3, NaNO_3$. Thuốc thử dùng để phân biệt chúng là
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch KOH.
C. dung dịch $BaCl_2$.
D. giấy quỳ tím.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải chi tiết:
Nhúng giấy quỳ tím vào lọ đựng 5 dung dịch
+ Giấy quỳ chuyển đỏ: $H_2SO_4$
+ Giấy quỳ chuyển xanh: $Ba(OH)_2, Na_2CO_3$
+ Giấy quỳ không đổi màu: $Na_2SO_4, NaNO_3$
Cho dung dịch $H_2SO_4$ vào dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: $Ba(OH)_2$
+ Có khí không màu thoát ra: $Na_2CO_3$
Cho $Ba(OH)_2$ vào dung dịch không làm đổi màu quỳ tím
+ Xuất hiện kết tủa trắng: $Na_2SO_4$
+ Không có hiện tượng: $NaNO_3$
Chọn D.
Câu 42.6.
Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết 4 kim loại : Na, Al, Mg, Ag ?
A. $H_2O$.
B.Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch $NH_3$.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các chất vô cơ
Lời giải chi tiết:
Hòa tan các kim loại vào dung dịch HCl
+ Không có hiện tượng: Ag
+ Có khí không màu thoát ra: Na, Al, Mg
Cho lần lượt các kim loại Na, Al, Mg vào các dung dịch sản phẩm của kim loại với dung dịch HCl
Chọn B.
Câu 42.7.
Để nhận biết 3 chất rắn : $Al_2O_3, MgO, CaCl_2$ có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?
A. $H_2O$ và $HCl$
B. $H_2O$ và $H_2SO_4$
C. $H_2O$ và $NaOH$.
D. $H_2O$ và $NaCl$.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết nhận biết các hợp chất vô cơ
Lời giải chi tiết:
Hòa tan 3 chất rắn vào nước
+ Tan: $CaCl_2$
+ Không tan: $Al_2O_3, MgO$
Hòa tan 2 chất rắn không tan vào dung dịch NaOH
+ Tan: $Al_2O_3$
+ Không tan: MgO
Chọn C.
Câu 42.8.
Có 5 lọ đựng 5 dung dịch mất nhãn : $AlCl_3, NaNO_3, K_2CO_3, NH_4NO_3, (NH_4)_2SO_4$. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 dung dịch trên là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch $Ba(OH)_2$.
C. Quỳ tím.
D. dung dịch $AgNO_3$.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết nhận biết các ion trong dung dịch
Lời giải chi tiết:
Cho $Ba(OH)_2$ đến dư vào các dung dịch trên
+ Xuất hiện kết tủa trắng keo rồi kết tủa tan: $AlCl_3$
+ Không hiện tượng: $NaNO_3$
+ Xuất hiện kết tủa trắng: $K_2CO_3$
+ Xuất hiện khí không màu, mùi khai: $NH_4NO_3$
+ Xuất hiện kết tủa trắng và khí mùi khai: $(NH_4)_2SO_4$
Chọn B.
Đề kiểm tra học kì 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 12
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ