Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Đề bài
Bằng các dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1930 - 1931.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
Lời giải chi tiết
* Thời kì từ tháng 2 đến tháng 5-1930. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.
- Tháng 2-1930: 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ) bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
- Tháng 4-1930: Công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công.
- Trong nửa đầu những năm 30, cùng với phong trào của công nhân, phong trào của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnhThái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh. Điểm mới của phong trào trong thời kì này là xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng xuất hiện ở nhiều địa phương.
- Đặc biệt, trong ngày quốc tế lao động 1-5-1930, lần đầu tiên công nông và quần chúng khắp từ Bắc chí Nam đã biểu dương lực lượng của mình thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình. Sau ngày 1-5 phong trào tiếp tục dâng cao.
* Thời kì từ tháng 5 đến tháng 10-1930. Phong trào tiếp tục phát triển trên quy mô cả nước nhưng đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Ngày 1-5-1930, nhân ngày quôc tế lao động công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy (Nghệ An) cùng hàng vạn nông dân các vùng phụ cận thị xã Vinh biểu tình gương cao cờ đỏ búa liềm đòi tăng lương giảm giờ làm.
- Ngày 1-8-1930, (nhân ngày quốc tế chống chiến tranh) Phong trào phát triển lên một bước mới: Công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến thủy tổng bãi công, báo hiệu thời kì đấu tranh quyết liệt đã đến,...
- Đỉnh cao của phong trào cách mạng là cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 của 2 vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình. Thực dân Pháp đàn áp làm 217 người chết; 125 người bị thương làm cho nhân dân vô cùng căm phẫn.
=> Trước khí thế đấu tranh của quần chúng chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã. Ở đó các ban chấp hành nông hội đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, xã hội theo kiểu các Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở địa phương.
Unit 14 : International Organizations - Các Tổ Chức Quốc Tế
Chương 9. Quần xã sinh vật
Chương 2. Cacbohidrat
Địa lí địa phương
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI