Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề bài
Quan sát hình 56 trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy:
a) Cho biết, bức ảnh bên mô tả hội nghị nào? Tổ chức tại đâu? Thời gian? Về vấn đề gì?
b) Phân tích hoàn cảnh dẫn tới Hội nghị Giơnevơ.
c) Cho biết nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
3. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hòa bình ở Đông Dương
Lời giải chi tiết
a)
- Bức ảnh mô tả Hội nghị Giơnevơ.
- Tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-7-1954.
- Về vấn đề Giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
b)
Hoàn cảnh dẫn tới Hội nghị Giơnevơ:
- Bước vào đông - xuân 1953-1954, ta giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến trên mặt trận ngoại giao.
- Tháng 1 - 1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở Béclin thỏa thuận triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ.
c)
Nội dung Hiệp định Giơnevơ:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
- Cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
- Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
Ý nghĩa:
- Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân nhân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.
- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Nghị luận xã hội lớp 12
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Ngữ văn 12 - tập 1
Unit 15. Women in Society
Chương 3: Amin, amino axit và protein