1. Bài 7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm SBT Giáo dục công dân 6

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Câu 1

Em hãy đánh dấu X vào □ ở bức tranh thể hiện tình huống nguy hiểm 

 

 

Phương pháp giải:

Học sinh sử dụng phương pháp trực quan, quan sát các hình ảnh và đưa ra phán đoán ở bức tranh nào thể hiện tình huống nguy hiểm

Lời giải chi tiết:

Các bức tranh thể hiện tình huống nguy hiểm là: 1 – 2 – 4 – 5 - 6


 

Câu 2

Em hãy dự đoán nguy cơ có thể xảy ra và nêu cách ứng xử phù hợp đối với mỗi tình huống dưới đây.

Tình huống

Nguy cơ

Cách ứng xử

A. Có người tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa em về nhà  
B. Em đang đi một mình trên đoạn đường vắng thì bọ một nhóm ngừi đe dọa, tấn công  
C. Có người lạ nhờ em chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền  
D. Khi đang bơi trên biển, một người bạn bị sóng cuốn ra xa bờ  
E. Em bất ngờ gặp mưa lũ/ sạt lở đất  

 

Phương pháp giải:

Học sinh vận dụng kiến thức đã đọc và kiến thức thực tế để nêu các nguy cơ có thể xảy ra và cách xử lí phù hợp với tình huống nguy hiểm.

Lời giải chi tiết:

Tình huống

Nguy cơ

Cách ứng xử

A. Có người tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa em về nhàDễ bị lừa 

+ Khéo léo từ chối bằng cách hỏi thông tin về ngày sinh của người thân, số điện thoại của bố me.

+ Khéo léo nhờ điện thoại gọi trực tiếp cho bố mẹ để xác nhận thông tin.

 

B. Em đang đi một mình trên đoạn đường vắng thì bọ một nhóm ngừi đe dọa, tấn côngCướp giật tài sản và bắt cóc+ Bình tĩnh kêu thật to: “Cướp, cướp…”, “Cứu tôi với”,… đồng thời bỏ chạy đến nơi đông người
C. Có người lạ nhờ em chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiềnLợi dụng làm việc xấu hoặc lừa đảo…+ Từ chối
D. Khi đang bơi trên biển, một người bạn bị sóng cuốn ra xa bờĐuối nước

+  Bình tĩnh hô thật to: “Cứu, có người đuối nước”, để nhờ người khác giúp đỡ

+ Tìm kiếm sự gúp đỡ của người khác…

 

E. Em bất ngờ gặp mưa lũ/ sạt lở đấtBị tai nạn do mưa lũ/ sạt lở đất

+ Tìm cách thoát khỏi nơi mưa lũ; điểm sạt lở đất

+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…


 

Câu 3

Trong buổi hội thảo về phòng chống bọn bắt cóc, cố giáo đọc cho cả lớp nghe quy tắc NĂM KHÔNG. Cụ thể:

1/ Không tiếp xúc với người lạ                                                                   

2/ Không nhận quà của người lạ

3/ Không đi theo người lạ

4/ Không chuyển đồ giúp người lạ

5/ Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác

Câu hỏi: Theo em để thực hiện các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen nào?

Phương pháp giải:

Trong buổi hội thảo về phòng chống bọn bắt cóc, cố giáo đọc cho cả lớp nghe quy tắc NĂM KHÔNG. Cụ thể:

1/ Không tiếp xúc với người lạ                                                                   

2/ Không nhận quà của người lạ

3/ Không đi theo người lạ

4/ Không chuyển đồ giúp người lạ

5/ Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác

Câu hỏi: Theo em để thực hiện các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen nào?

Lời giải chi tiết:

Theo em để thực hiện các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen:

+ Sinh hoạt nề nếp, đúng giờ. Khi đi học về muộn cần xin phép bố mẹ.

+ Không tiếp xúc với người lạ. Không nhận bất kì thứ gì của người lạ khi chưa có ý kiến của bố, mẹ và người thân trong gia đình.

+ Không chuyển đồ giúp người lạ

Thường xuyên chia sẻ những điều băn khoăn, khó xử với bố mẹ, thầy cô; không giữ bí mật theo yêu cầu của người khác.

 

Câu 4

Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt.

Câu hỏi: Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần làm gì?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi

- Tình huống nhà bác Hiệp bị cháy em sẽ: Bình tĩnh, gắt cầu dao điện….

Lời giải chi tiết:

 Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần:

+ Bình tĩnh, ngắt cầu dao điện.

+ Cởi khăn/ áo bịt mũi, miệng (nếu có nước cạnh thì cần làm ướt khăn, áo); cuối thấp người men theo cầu thang bộ xuống tầng dưới; đóng cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan ra.

+ Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng của mình.

+ Thông báo cho những người xung quanh gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy)

 

Câu 5

Nghỉ hè, Lan được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, Lan bất ngờ bị dòng cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên Lan cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi ở gần đó thấy Lan gặp nguy hiểm đã gọi cứu hộ trên biển và Lan được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về cách ứng phó của Lan?

2/ Nếu là Lan trong tình huống trên, em sẽ làm như thế nào?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

1/ Cách ứng phó của bạn Lan cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng.

2/ Học sinh vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống đuối nước trên.

Lời giải chi tiết:

1/ Lan đã ứng phó chưa đúng khi bị cuốn vào dòng nước xoáy.

2/ Nếu là Lan trong tình huống trên, em sẽ:

+ Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người, khi hết dòng ngược, bơi song song với bờ và ra hiệu cho lực lượng cứu hộ.

+ Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

 

Câu 6

Khi đang trên đường đi học về, em và bạn Tùng gặp dông lớn, sấm sét ầm ầm. Tùng giục em mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi:        

Trong tình huống gặp dông bão, lũ quét em sẽ xử lí như sau: Tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học…có lắp hệ thống chống sét. Khi trời hết dông lớn, sấm sét thì mới ra về…

Lời giải chi tiết:

- Trong tình huống trên, nếu là Tùng thì em sẽ:

+ Tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học…có lắp hệ thống chống sét. Khi trời hết dông lớn, sấm sét thì mới ra về

+ Không trú dưới gốc cây, cột điện.

+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh

 

Câu 7

Câu hỏi:

1/ Theo em, việc Hùng không chuẩn bị ứng phó với bão có thể dẫn đến hậu quả gì?

2/ Em hãy nêu một vài cách ứng phó khi có bão, lũ quét xảy ra?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

1/ Hùng không chuẩn bị ứng phó với bão có thể dẫn đến hậu quả: Bão lũ có thể dẫn đến lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…gây nguy hiểm đến tính mạng.

2/ Học sinh vận dụng kiến thức đã học để nêu cách xử lí nếu gặp trường hợp gặp bão, lũ quét.

Lời giải chi tiết:

1/ Theo em, việc Hùng không chuẩn bị ứng phó với bão có thể dẫn đến hậu quả:

Bão lũ có thể dẫn đến lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…gây nguy hiểm đến tính mạng.

2/ Cách ứng phó với bão, lũ quét:

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

+ Không đi qua sông suối khi có lũ

+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

+ Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

+ Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác rừng bừa bãi…


 

Câu 8

Dù mẹ nhắc hai anh em không được ra suối vớt củi vì mấy hôm nay trời mưa to nhưng khi trời vừa nắng lên, hai anh em Quyên lại rủ nhau ra suối vớt củi. Khi đi được một đoạn thì gặp đá lở, rơi xuống đường, anh rủ Quyên về nhà nhưng Quyên còn lưỡng lự.

Câu hỏi:                                                                                                                                             

1/ Theo em, Quyên có nên nghe theo lời khuyên của anh mình không? Vì sao?

2/ Nếu gặp tình huống sạt lở đất, em sẽ ứng phó như thế nào?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

1/ Quyên có nên nghe theo lời khuyên của anh mình quay vể nhà, không đi vớt củi nữa vì lũ quá to có thể bị lũ cuốn đi,…

2/ Học sinh vận dụng kiến thức đã học để ứng phó với tình huống sạt lở đất,…

Lời giải chi tiết:

1/ Theo em, Quyên có nên nghe theo lời khuyên của anh mình vì khi ra khỏi nhà có mưa bão có thể dẫn đến lũ quét, lũ ống, sạt lở đất… gây nguy hiểm đến tính mạng.

2/ Nếu gặp tình huống sạt lở đất, em sẽ ứng phó như sau:

+ Cần sơ tán theo sự chỉ đạo của chính quyền và các lực lượng cứu hộ

+ Tìm nơi trú ẩn an toàn, xa khu vực bị sạt lỡ.

 

Câu 9

Tìm hiểu và cho biết những thủ đoạn mà các đối tượng bắt cóc thường sử dụng để dụ dỗ trẻ em?

Phương pháp giải:

Học sinh vận dụng kiến thức thực tế về các thủ đoạn mà các đối tượng bắt cóc thường sử dụng để dụ dỗ trẻ em:  Các đối tượng bắt cóc sẽ tìm cách tiếp cận, làm quen, dùng những thứ hấp dẫn như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi… để dụ dỗ trẻ em đi theo.

Lời giải chi tiết:

Những thủ đoạn mà các đối tượng bắt cóc thường sử dụng để dụ dỗ trẻ em như:

+  Các đối tượng bắt cóc sẽ tìm cách tiếp cận, làm quen, dùng những thứ hấp dẫn như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi… để dụ dỗ trẻ em đi theo.

+ Các đối tượng bắt cóc sẽ lợi dụng quen biết với gia đình, với trẻ, đón trẻ em trên đường đi học về để rủ đi chơi, cho đi nhờ… rồi bắt cóc. 

+ Hoặc với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các đối tượng có thể kết bạn với trẻ em qua mạng xã hội như Facebook, Zalo…để rủ rê đi chơi, thăm quan, xem phim…

 

Câu 10

Em hãy nêu ba tình huống nguy hiểm và nêu cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó.

Phương pháp giải:

Học sinh vận dụng kiến thức thực tế nêu ba tình huống nguy hiểm và nêu cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó.

- Tình huống bị bắt cóc

=> Cách ứng phó:

+ Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với”… để người xung quanh phát hiện ra tới giúp. 

Lời giải chi tiết:

Ba tình huống nguy hiểm và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó:

- Tình huống nguy hiểm thứ nhất bị bắt cóc và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó là:

+ Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với”… để người xung quanh phát hiện ra tới giúp. 

+ Bỏ chạy đến nơi đông người, khóc và kêu cứu

- Tình huống nguy hiểm thứ hai là cháy nổ, hỏa hoạn và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó là:

+ Bình tĩnh                                                                                                                

+ Ngắt cầu dao điện.

+ Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng cuả mình.

+ Thông báo cho những người xung quanh gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy)

- Tình huống nguy hiểm thứ ba là gặp mưa dông, lốc, sét và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó là:

+ Ở trong nhà.

+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.

+ Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học 

+ Không trú dưới gốc cây, cột điện.

+ Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…

+ Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.

+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau

+ Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa ngắt điện.


 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved