1. Nội dung câu hỏi
Vận dụng phép đối xứng trục để vẽ nhanh bình hoa theo hướng dẫn trong Hình 14.
– Gấp đôi một tờ giấy trắng A4 theo nếp gấp d.
– Mở tờ giấy ra, ở một phía của nếp gấp d, nhỏ vài giọt màu nước có màu khác nhau làm hoa và một giọt màu đen làm bình hoa.
– Gấp lại tờ giấy theo nếp gấp d, chà nhẹ để màu thấm đều sang hai bên.
– Mở tờ giấy ra, ta có một bình hoa đẹp.
Tìm trục đối xứng của hình vừa vẽ.
2. Phương pháp giải
Có một đường thẳng chia hình thành hai phần bằng nhau mà nếu “gấp” hình theo đường thẳng thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau. Được gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng là trục đối xứng của nó.
3. Lời giải chi tiết
Lấy điểm A nằm trên hình bình hoa vừa vẽ nhưng không nằm trên đường thẳng d.
Ta đặt \(A'{\rm{ }} = {\rm{ }}{Đ_d}\left( A \right).\)
Khi đó A’ nằm trên hình bình hoa vừa vẽ.
Lấy điểm B nằm trên hình bình hoa vừa vẽ và nằm trên đường thẳng d.
Ta thấy \(B{\rm{ }} = {\rm{ }}{Đ_d}\left( B \right).\)
Tương tự như vậy, ta chọn các điểm khác bất kì nằm trên hình bình hoa vừa vẽ, ta đều xác định được ảnh của các điểm đó qua Đd trên hình bình hoa vừa vẽ.
Do đó \({Đ_d}\) biến hình bình hoa vừa vẽ thành chính nó.
Vậy đường thẳng d là trục đối xứng của hình bình hoa vừa vẽ.
Phần hai. Địa lí khu vực và quốc gia
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Unit 2: The generation gap
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11