Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề bài
Dựa vào hình 66 và nội dung SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy:
a) Tóm tắt những nét chính về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ áp dụng vào miền Nam Việt Nam.
b) Hãy dẫn chứng bằng số liệu và hình ảnh trong SGK về thắng lợi của quân dân miền Nam đối với chiến lược chiến tranh nêu trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
5. Miền nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)
Lời giải chi tiết
a) Những nét chính về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ áp dụng vào miền Nam Việt Nam:
- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
- Thời gian: 1961 - 1965.
- Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.
- Mục tiêu: Nhằm mục tiêu tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Quy mô: Chủ yếu ở miền Nam.
- Lực lượng: Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống "cố vấn" Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Thủ đoạn:
+ Đề ra kế hoạch Xta-lây - Tay-lo: bình định miền Nam trong 18 tháng.
+ Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.
+ Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. (“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”).
+ Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV), trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.
+ Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
b) Thắng lợi của quân dân miền Nam đối với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt":
- Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng cùng nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh,...
- Ngày 2-1-1963, Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2000 binh lính quân đội Sài Gòn, có cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Từ 1963-1965, Phá “ấp chiến lược”, cuối năm 1965 số “ấp chiến lược” chỉ còn lại 1/3.
- Phong trào đấu tranh chính trị ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng diễn ra mạnh mẽ.
- Đông - xuân 1964 - 1965, quân ta mở chiến dịch tấn công miền Đông Nam Bộ:
+ Trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã (2-12-1964), loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên địch, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
+ Giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Chương 5. Sóng ánh sáng
PHẦN 6: TIẾN HÓA
CHƯƠNG III. SÓNG CƠ
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Nghị luận xã hội lớp 12