1. Nội dung câu hỏi
Cho hai hàm số \(f\left( x \right) = x - 1\) và \(g\left( x \right) = {x^2} - 3x + 2\). Xét tính liên tục của các hàm số:
a) \(y = f\left( x \right).g\left( x \right)\);
b) \(y = \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\);
c) \(y = \frac{1}{{\sqrt {f\left( x \right) + g\left( x \right)} }}\).
2. Phương pháp giải
Sử dụng kiến thức về tổng, hiệu, tích thương của hàm số liên tục để xét tính liên tục của các hàm số: Cho hai hàm số \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) liên tục tại điểm \({x_0}\). Khi đó:
a) Hàm số \(y = f\left( x \right).g\left( x \right)\) liên tục tại điểm \({x_0}\).
b) Hàm số \(y = \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\) liên tục tại điểm \({x_0}\) nếu \(g\left( {{x_0}} \right) \ne 0\).
c) Hàm số \(y = \frac{1}{{\sqrt {f\left( x \right) + g\left( x \right)} }}\) liên tục tại điểm \({x_0}\) nếu \(f\left( {{x_0}} \right) + g\left( {{x_0}} \right) > 0\).
3. Lời giải chi tiết
Vì các hàm số \(f\left( x \right) \) \( = x - 1\) và \(g\left( x \right) \) \( = {x^2} - 3x + 2\) là các hàm đa thức nên f(x) và g(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\).
a) Vì f(x) và g(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\) nên hàm số \(y \) \( = f\left( x \right).g\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\).
b) Hàm số \(y \) \( = \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\) xác định khi \({x^2} - 3x + 2 \ne 0 \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) \ne 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 1\\x \ne 2\end{array} \right.\)
Do đó, hàm số \(y \) \( = \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\) có tập xác định là \(D \) \( = \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1;2} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\).
Vậy hàm số \(y \) \( = \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\) liên tục trên các khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\), \(\left( {1;2} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\).
c) Hàm số \(y \) \( = \frac{1}{{\sqrt {f\left( x \right) + g\left( x \right)} }}\) xác định khi \(f\left( x \right) + g\left( x \right) > 0\)
Suy ra: \({x^2} - 3x + 2 + x - 1 > 0 \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 > 0 \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} > 0 \Leftrightarrow x - 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 1\)
Do đó, hàm số \(y \) \( = \frac{1}{{\sqrt {f\left( x \right) + g\left( x \right)} }}\) có tập xác định là \(D \) \( = \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\).
Vậy hàm số \(y \) \( = \frac{1}{{\sqrt {f\left( x \right) + g\left( x \right)} }}\) liên tục trên các khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
Chuyên đề 3: Một số yếu tố vẽ kĩ thuật
CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG
Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động
Unit 2: Leisure time
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11