câu 1
Chọn câu trả lời đúng
Câu 1. Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần:
A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết
B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.
C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 2. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn
B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết
C. Bản thân có nhiều tiền
D. Ý A và B đều đúng.
Phương pháp giải:
HS đọc kỹ câu hỏi, sử dụng phương pháp loại trừ để chọn câu trả lời đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Câu 1. D
Câu 2. D
Câu 3. D
Câu 2
Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp
Phương pháp giải:
Học sinh đọc nội dung ở cột A nối với dung dung ở cột B để thành câu ca dao, tục ngữ có nghĩa
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Xu hướng sống xanh với các sản phẩm được hình thành từ các ý tưởng tái chế từ rác thải hay thủy tinh được ủng hộ trên toàn thế giới. Xu hướng này mang đến các ưu điểm như tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí, Em hãy tìm kiếm các loại rác thải nhựa trong gia đình và tiến hành tái chế để có những đồ vật có thể sử dụng.
Gợi ý:
- Tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây.
- Tái chế rác thải thành đồ trang trí.
- Tái chế rác thải thành vật dụng trong gia đình.
Phương pháp giải:
Học sinh sử dụng các vật dụng như: Bìa cat-ton, núi nilon, lon, chai nhựa, bút màu,… đã qua sử dụng tái chế thành các vật dụng có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự làm
Câu 4
Thực hành tiết kiệm từ cuộc sống.
Tìm kiếm một số vật dụng trong gia đình (sách báo, đồ kim loại, ...) không còn dùng đến để quyên góp cho phòng trào kế hoạch nhỏ ở trường hoặc bán ve chai, tận dụng số tiền thu được để làm một việc có ích. Sau đó em hãy chia sẻ kết quả với bạn bè của mình.
- Tổng số tiền quyên góp:
- Chia sẻ kết quả.
Phương pháp giải:
Học sinh thực hành tiết kiệm bằng cách: Tìm kiếm một số vật dụng trong gia đình (sách báo, đồ kim loại, ...) không còn dùng đến để quyên góp cho phòng trào kế hoạch nhỏ ở trường hoặc bán ve chai, tận dụng số tiền thu được để làm một việc có ích.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hành.
Câu 5
Em hãy lên kế hoạch phân loại những vật dụng mà em cần mua, thích mua trong 1 tháng tơi, em sẽ ưu tiên mua vật dụng nào? Vì sao?
- Vật dụng cần mua
- Vì sao phải mua?
Phương pháp giải:
Học sinh thực hành lên kế hoạch chi tiêu hợp lí những đồ dùng cần mua trong vòng 1 tháng tới và giải thích tại sao phải mua.
Lời giải chi tiết:
Vật dụng cần mua: Một cuốn chuyện mới, hộp bút màu và bút chì
- Lí do em cần mua đó là: Em cần chuẩn bị cho chủ đề văn học tháng tới; bút màu và bút chì của em đã hỏng em cần mua để thực hành môn mĩ thuật
Câu 6
Hãy liệt kê và thực hiện 5 hành động thể hiện tinh thần tiết kiệm, sau đó nêu cảm nghĩ của em về kết quả đạt được.
- 5 hành động tiết kiệm.
- Cảm nghĩ của em
Phương pháp giải:
Học sinh nêu những hành động của bản thân đã tiết kiệm được và ý nghĩa của việc tiết kiệm trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
- Tắt công tắc khi không sử dụng.
=> Tiết kiệm tiện
- Tắt đèn và các thiết bị điện khác sau giờ học.
=> Tiết kiệm điện
- Khóa vòi nước khi không sử dụng
=> Tiết kiệm nước
- Những trang vở thừa em để làm giấy nháp
=> Tiết kiệm giấy
- Tái sử dụng túi nilon
=> Tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường
- Cảm nghĩ của em sau khi thực hiện tiết kiệm là: Em cảm thấy mình đã làm được những công việc có ích cho xã hội, tiết kiệm tiền cho bố mẹ đồng thời bảo vệ môi trường, em sẽ cố gắng chi tiêu hợp lí rèn luyện kĩ năng tiết kiệm trong tương lai.
Câu 7
Trong buổi họp tổ khu phố về vấn đề bảo vệ môi trường, em hãy sắm vai một tuyên truyền viên để chia sẻ vai trò của kiết kiêm trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Phương pháp giải:
Học sinh sử dụng phương pháp đóng vai để vào vai một tuyên truyền viên chia sẻ vai trò của tiết kiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Lời giải chi tiết:
Các gia đình trong khu phố của chúng ta, mỗi gia đình hãy tiết kiệm một chút để góp phần xây dựng khu phố văn minh. Mọi người có thể tiết kiệm điện, nước, tiền chi tiêu, giấy,… mỗi hành động nhỏ sẽ đóng góp to lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường. Tiết kiệm điện – giảm thiểu năng lượng điện tiêu thụ, thay vào đói các gia đình có thể thay thế bằng năng lượng mặt trời; tiết kiệm nước – bảo vệ nguồn nước sạch,… Chính vì vậy tiết kiệm là một điều tất yếu trong cuộc sống của chúng ta để có một tương lai tốt đẹp và môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
Câu 8
Từ những yêu cầu về tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày, hãy thiết kế một khẩu hiệu về tiết kiệm và treo ở nhà để nhắc nhở bản thân và nhắn nhủ cho người thân trong gia đình thực hành tiết kiệm trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
Học sinh thiết kế khẩu hiệu/slogan hoặc poster nhắc nhở bản thân và gia đình thực hành tiết kiệm trong cuộc sống
Gợi ý: Tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ dùng sinh hoạt, tiết kiệm giấy,…
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự làm.
Unit 1: Home
Bài tổng kết: Các hình thức mĩ thuật
Chủ đề 8. Con đường tương lai
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Unit 12: What do you usually do for New Year's?