Đề bài
Cho A, B và C là ba dung dịch cùng loại acid có nồng độ khác nhau. Biết rằng nếu trộn ba dung dịch mỗi loại 100 ml thì được dung dịch nồng độ 0,4 M (mol/lít); nếu trộn 100 ml dung dịchA với 200 ml dung dịch B thì được dung dịch nồng độ 0,6 M; nếu trộn 100 ml dung dịch B với 200 ml dung dịch C thì được dung dịch nồng độ 0,3 M. Mỗi dung dịch A, B và C có nông độ bao nhiêu?
Lời giải chi tiết
Gọi nồng độ của mỗi dung dịch A, B, C lần lượt là x, y, z (M) (\(x,y,z \ge 0\))
Nếu trộn ba dung dịch mỗi loại 100 ml thì được dung dịch nồng độ 0,4 M (mol/lít) nên ta có số mol acid trong dung dịch là: \(0,1x + 0,1y + 0,1z = 0,3.0,4\)
Nếu trộn 100 ml dung dịchA với 200 ml dung dịch B thì được dung dịch nồng độ 0,6 M nên ta có số mol acid trong dung dịch là: \(0,1x + 0,2y = 0,3.0,6\)
Nếu trộn 100 ml dung dịch B với 200 ml dung dịch C thì được dung dịch nồng độ 0,3 M nên ta có số mol acid trong dung dịch là: \(0,1y + 0,2z = 0,3.0,3\)
Từ đó ta có hệ phương trình bậc nhất ba ẩn \(\left\{ \begin{array}{l}0,1x + 0,1y + 0,1z = 0,12\\0,1x + 0,2y = 0,18\\0,1y + 0,2z = 0,09\end{array} \right.\)
Dùng máy tính cầm tay, giải hpt ta được \(x = 0,4;y = 0,7;z = 0,1\)
Vậy dung dịch A có nồng độ 0,4 M; dung dịch B có nồng độ 0,7 M và dung dịch C có nồng độ 0,1 M.
Phần 1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Phần 2. Sinh học vi sinh vật và virus
Chủ đề 5. Văn minh Đông Nam Á
Xã trưởng - Mẹ Đốp
Mùa xuân chín
Chuyên đề học tập Toán - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Toán Lớp 10
SBT Toán - Cánh Diều Lớp 10
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Toán - Cánh diều Lớp 10
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 10