Đề bài
Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về đề tài sau: Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về đề tài sau: Khả năng biểu hiện tính cách và hành động nhân vật của lời thoại trong lớp chèo “Xuý Vân giả dại".
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Đọc lại kiến thức về kịch đã học ở lớp 8.
- Tham khảo Ngôn ngữ đối thoại trong chèo của Hà Văn Cầu trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 140 – 145).
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã được học để lập đề cương.
Đề cương cho báo cáo nghiên cứu về đề tài Khả năng biểu hiện tính cách và hành động nhân vật của lời thoại trong lớp chèo “Xuý Vân giả dại” cần có đủ các phần: Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề, Kết luận, Tài liệu tham khảo.
Gợi ý:
* Phần 1: Đặt vấn đề
- Tên đề tài: Khả năng biểu hiện tính cách và hành động nhân vật của lời thoại trong lớp chèo “Xuý Vân giả dại".
- Lí do chọn đề tào: Để hiểu sâu hơn về lớp chèo Xuý Vân giả dại, để nắm vững hơn những yêu cầu đối với việc tổ chức lời thoại trong một kịch bản sân khấu nói chung,…
* Phần 2: Giải quyết vấn đề
- Khả năng biểu hiện tính cách nhân vật của lời thoại:
Thông qua lời thoại trong vở chèo chúng ta có thể nhận diện tính cánh nhân Vật Xuý Vân, những mâu thuẫn giằng xé trong con người của nàng.
+ Xuý Vân là cô thôn nữ xinh đẹp, nết na, đoan trang, kết duyên với Kim Nham theo sự sắp xếp của cha mẹ.
+ Xuý Vân là cô gái sống theo khuôn phép “Tại gia tòng phụ”, luôn khát khao có cuộc sống giản dị, hạnh phúc “chồng cày, vợ cấy”. (“Chờ cho bông lúa chín vàng/Để anh đi gặt để nàng mang cơm).
+ Chồng của nàng lại là người có khát khao đỗ đạt công danh, quyết tâm lên Tràng An để dùi mài kinh sử. Xuý Vân đã động viên chồng và hứa sẽ chờ đợ chàng trở về làm rạnh danh tổ tiên.
+ Sau nhiều năm chờ đợi, với niềm khát khao yêu đương cháy bỏng trong tâm hồn, Xuý Vân đã rung động và quyết tâm đi theo Trần Phương- một gã sở khanh chính hiệu.
+ Khi bị Trần Phương trở mặt quay lưng, Xuý Vân đã hoá điên thật.
=> Ngôn ngữ trong vở chèo là ngôn ngữ mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật đồng thời cũng là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.
→ Ngôn ngữ góp phần thể hiện Xuý Vân là một phụ nữ có khát vọng hạnh phúc cháy bỏng, không cam chịu sự an bài của số phận, phần nào dám sống là mình, vượt lên phản ứng trái chiều của dư luận.
- Khả năng biểu hiện hành động của lời thoại:
Ngoài việc thể hiện tính cách, lời thoại còn thể hiện hành động của nhân vật:
+ Xuý Vân vì muốn chạy theo tình yêu đã quyết định giả dại để Kim Nham giải thoát cho mình.
→ Xúy Vân giả dại để che giấu sự thật rằng mình đã trót say đắm Trần Phương mà phụ bạc Kim Nham, đồng thời hành động giả dại của nàng còn có mục đích muốn được tự do, thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.
→ Hành động này của Xúy Vân tuy là sai trái vì đã phụ chồng, không phải là hành vi đoan chính nhưng đặt trong hoàn cảnh của người phụ nữ xưa thì đây là một điều phần nào có thể thông cảm được vì nàng đang phải sống những ngày vò võ cô đơn đợi chồng về, trong xã hội xưa người phụ nữ lại không được tự do tìm kiếm hạnh phúc nên đây có thể là một phút yếu lòng của Xúy Vân.
+ Khi phát hiện được bản chất con người Trần Phương, Xuý Vân từ chỗ giả dại mà hoá điên thật.
→ Từ hành động dẫn đến bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những câu nói điên loạn, kể lể trong đoạn trích càng cho thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc. => Hình ảnh Xúy Vân trong lớp chèo này là đại diện cho cảnh ngộ của những người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, không được tự quyết định thân phận mình, đến khi muốn tìm hạnh phúc lại bị rơi vào bi kịch.
* Phần Kết luận:
- Khái quát lại các luận điểm đã triển khai, khẳng định ý nghĩa của đề tài, vấn đề nghiên cứu đối với việc tìm hiểu lớp chèo Xuý Vân giả dại nói riêng, toàn bộ vở chèo Kim Nham nói chung, và rộng ra là đối với nghệ thuật xây dựng kịch bản chèo,
* Phần Tài liệu tham khảo:
Ngôn ngữ đối thoại trong chèo- Hà Văn Cầu.
Chèo Kim Nham.
Unit 2: Entertainment and Leisure
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Unit 4: Food
C
Chương 1: Sử dụng bản đồ
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10