Đọc lại văn bản Thu hứng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 47 – 48) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Hãy nêu cảm xúc của bạn khi đọc bài thơ Thu hứng. Cho biết lí do bạn có cảm xúc như vậy.
Phương pháp giải:
Dựa vào trải nghiệm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Đây là một câu hỏi mở, HS có thể bày tỏ về cảm xúc của mình khi đọc tác phẩm, đồng thời tự mình lí giải lí do tại sao lại có cảm xúc như vậy.
Gợi ý:
- Các trạng thái cảm xúc, cảm giác có thể nảy sinh từ hiệu ứng của tác phẩm: Cảm xúc u buồn, xa vắng trước khung cảnh mùa thu hiu hắt, tàn tạ; cảm giác bất an về sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước vũ trụ rộng lớn, thiên nhiên mùa thu rợn ngợp; cảm xúc buồn nhớ quê hương trong hoàn cảnh tha hương, trước cái lạnh lẽo của mùa thu...
- Trạng thái cảm xúc được gợi lên từ sự đồng cảm với tâm trạng của nhà thơ trong một hoàn cảnh đặc biệt: thiên nhiên hoang tàn, tiêu điều, xơ xác, cảnh tượng núi non xa vắng, sóng tung gió giật mù mịt tối tăm; sông nước mênh mông, con thuyền cô lẻ, hoa cúc nhỏ lệ; âm thanh tiếng chày đập vải vang vọng núi non thúc giục nỗi nhớ nhà da diết;....
Câu 2
Xuất phát từ nghĩa của từ “hứng” trong nhan đề bài thơ, hãy tìm và giải thích nghĩa ba từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố này.
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức của bản thân hoặc tra từ điển để tìm ba từ ghép Hán Việt có chứa từ “hứng”.
- Dựa vào ngữ cảnh để đặt câu hợp lí.
Lời giải chi tiết:
- “Hứng” có nghĩa là cảm xúc, trạng thái tinh thần khởi dậy mạnh mẽ ở trong lòng.
- Từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố “hứng” ví dụ: cảm hứng, hứng thú, hứng khởi,...
+ Cảm hứng: Dâng trào những cảm xúc, thúc đẩy óc tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả.
→ Thiên nhiên Tây Bắc là nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tác văn chương.
+ Hứng thú: Cảm giác phấn khởi, thú vị, thích thú.
→ Tác phẩm đã gây được hứng thú với người đọc.
+ Hứng khởi: Phấn chấn, náo nức trong lòng.
→ Về sau ôn lại đời mình , ông giáo nhận thấy chưa có thời kỳ nào có nhiều hứng khởi cho bằng mùa thu năm Tỵ.
Câu 3
Theo nguyên văn, nhan đề Thu hứng có thể được dịch theo nhiều cách: “Cảm xúc về mùa thu” (mùa thu là đối tượng của cảm xúc); “ Cảm xúc trong mùa thu” ( mùa thu là bối cảnh thời gian xuất hiện cảm xúc);… Căn cứ vào bản dịch trong SGK, theo bạn, người dịch đã hiểu nhan đề theo cách nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi này đòi hỏi phải hiểu được quan hệ ngữ pháp của cụm từ “thu hứng” trong nguyên văn và cụm từ “cảm xúc mùa thu” trong bản dịch.
- Cấu trúc của cả nguyên văn và bản dịch đều đa nghĩa, chính vì thế đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Bên cạnh đó, để hiểu được đúng cách hiểu của người dịch còn cần căn cứ vào chính nội dung của tác phẩm.
- Ở đây, người dịch đã hiểu nhan đề bài thơ một cách tổng hợp: vừa là xúc cảm về mùa thu (khung cảnh mùa thu thiên nhiên), vừa là xúc cảm trong mùa thu (bức tranh mùa thu nội tâm).
Câu 4
Xác định và nêu nhận xét về mô hình luật bằng trắc của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Thu hứng trong SGK Ngữ Văn 10, tập 1, tr47.
- Xem lại các gieo vần, niêm, luật trong thơ Đường luật.
Lời giải chi tiết:
- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.
- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:
Câu 1: T T B B T T B (v)
Câu 2: B B T T T B B (v)
Câu 3: B B T T B B T
Câu 4: T T B B T T B (v)
Câu 5: T T B B B T T
Câu 6: B B T T T B B (v)
Câu 7: B B T T B B T
Câu 8: T T B B T T B (v)
→ Bài thơ viết theo luật trắc, các vị trí thanh điệu yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ (vị trí 2 – 4 – 6 trong mỗi câu thơ) không có phá cách.
Câu 5
Chỉ ra hiện tượng đối về ý trong liên thơ thứ hai và thứ ba, phân tích tác dụng của nó.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Thu hứng trong SGK Ngữ Văn 10, tập 1, tr47.
- Chú ý các hiện tượng về đối ý trong liên thơ thứ hai và thứ ba để phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- Thơ Đường luật bát cú quy định hai liên giữa bài thơ phải có đối. Đối về ý cố nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với việc đối về từ và cú pháp, vì thế trước hết cần xuất phát từ câu chữ để hiểu ý của từng câu thơ (xem lại bản dịch nghĩa bài thơ trong SGK). Sau đó, đặt trong tương quan cặp câu để chỉ ra biểu hiện và tác dụng của đối về ý.
- Gợi ý liên thơ thứ 2 với liên thơ thứ 3.
Nghĩa của từng câu thơ:
+ Câu 3: Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng (Giữa lòng sông, sóng tung vọt trùm bầu trời).
+ Câu 4: Tái thượng phong vân tiếp địa âm (Từ trên cửa ải, gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u).
→ Biểu hiện của đối về ý trong hai câu trên có sự tương phản: ở câu 3, cảnh vận động từ thấp lên cao (sóng nước từ dưới lòng sông tung vọt lên cao); ở câu 4, cảnh vận động từ cao xuống thấp (gió mây trên núi cao quét xuống).
→ Tác dụng: Khái quát hoá về một cảnh tượng thiên nhiên rộng lớn, chao đảo, mù mịt, tối tăm. Qua đó biểu đạt cảm giác nhỏ bé, bất an của con người.
Chương 6. Sinh quyển
Chủ đề 9: Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
Chương 3. Chuyển động biến đổi
Đề thi giữa kì 1
Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10