Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Đề bài
Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương:
Tên cuộc khởi nghĩa | Địa điểm | Thời gian | Người lãnh đạo | Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử |
Ba Đình |
|
|
|
|
Bãi Sậy |
|
|
|
|
Hương Khê |
|
|
|
|
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
II: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Lời giải chi tiết
Tên cuộc khởi nghĩa | Địa điểm | Thời gian | Người lãnh đạo | Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử |
Ba Đình | Thanh Hóa | 1886 - 1887 | Phạm Bành, Đinh Công Tráng | - Nguyên nhân thất bại: + Tương quan lực lượng quá chênh lệch. + Sai lầm về chiến thuật: phòng ngự bị động với việc lập chiến tuyến cố thủ tại một vùng đồng bằng chiêm trũng, chật hẹp. - Ý nghĩa lịch sử: + Làm chậm quá trình bình định của Pháp. + Để lại bài học kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này. |
Bãi Sậy | Hưng Yên | 1883 - 1892 | Nguyễn Thiện Thuật | - Nguyên nhân thất bại: + Tương quan lực lượng quá chênh lệch. + Chưa liên kết được lực lượng để phong trào thành phong trào toàn quốc. - Ý nghĩa lịch sử: + Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của Pháp. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức tổ chức hoạt động,… |
Hương Khê | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình | 1885 - 1896 | Phan Đình Phùng, Cao Thắng | - Nguyên nhân thất bại: + Tương quan lực lượng quá chênh lệch. + Chưa liên kết, tập hợp lực lượng để phong trào thành phong trào toàn quốc. - Ý nghĩa lịch sử: + Làm chậm quá trình bình định của Pháp. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này. |
Bài 2: Liêm khiết
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
Bài 13:Phòng chống tệ nạn xã hội
MỞ ĐẦU
Bài 31