Đề bài
Trong giao tiếp xã hội, thuyết phục người khác là một kĩ năng cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện. Hãy lập dàn ý cho bài viết về đề tài trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào tải nghiệm của bản thân và kĩ năng đã học để lập dàn ý.
DÀN Ý :
Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận:
- “Chị mua được thì mua, không mua được thì thôi .”
- “Bán hàng đắt với thái độ như mày thì ai mua cho nổi.”
Tôi đã từng tận mắt chứng kiến và nghe thấy sự việc ấy xảy ra giữa một chị bán hàng và một chị khách mua hàng. Không những chị chủ ấy không bán được hàng mà còn để lại ấn tượng không đẹp trong lòng người mua. Sau lần ấy, tôi rút ra được bài học rằng: lời ăn tiếng nói hằng ngày là một điều rất quan trọng. Đặc biệt, giao tiếp xã hội, thuyết phục người khác là một kĩ năng cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện.
Thân bài:
Luận điểm 1: Giải thích vấn đề
Vậy trước hết chúng ta cần hiểu kỹ năng thuyết phục là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản là “thuyết” là nói , “phục” là phục tùng. Kỹ năng thuyết phục chính là dùng lời nói để làm cho người khác đồng ý hành động theo ý mình muốn.
→ Đây là một trong những kĩ năng cần thiết và quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Không phải ai cũng có thể thực hiện tốt kĩ năng này bởi mỗi người đều có ý kiến, quan điểm cá nhân riêng. Và đây cũng là lý do mà chúng ta cần phải trau dồi kĩ năng giao tiếp mỗi ngày, mọi lúc và mọi nơi.
Luận điểm 2: Dẫn chứng (Đưa ra ít nhất 2 dẫn chứng để làm rõ luận điểm)
Đang là lứa tuổi học sinh, bạn muốn xin bố mẹ mua một cuốn truyện tranh mà mình yêu thích. Vậy bạn phải nói như thế nào để bố mẹ đồng ý. Bạn nên lựa lời để nói với bố mẹ, thuyết phục bố mẹ bằng cách nói lên tác dụng của cuốn sách cũng như khi có được cuốn sách đó bạn có chăm chỉ học tập hơn hay không?
- Cũng có thể lấy dẫn chứng như ở phần mở bài. Câu chuyện giữa cô chủ bán hàng và người mua hàng. Nếu như cô chủ khéo dùng lời nói của mình, nhẹ nhàng giới thiệu sản phẩm mình bán thì chắc chắn sẽ lấy lòng và thuyết phục được người mua.
- Chắc hẳn với những người đam mê đọc sách, thích tìm tòi, khám phá những góc cạnh của cuộc sống thì không thể bỏ qua cuốn “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” của tác giả Trác Nhã. Cuốn sách ấy đã từng chứng minh một điều rằng: Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi. Trong cuộc đời một con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc... không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp. Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại, khó khăn. Trong thời đại thông tin và liên lạc phát triển nhanh chóng, tin tức được cập nhật liên tục, các công cụ thông tin và kĩ thuật truyền thông được ứng dụng rộng rãi như ngày nay thì việc khéo ăn nói đã trở thành “cái tài số một thiên hạ”. Trong khoảng thời gian ngắn nhất, nếu ai có thể nêu bật được khả năng, thực lực của mình cho đối phương biết thì đó sẽ là người chiến thắng. Chính vì vậy mà câu nói “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” rất có ý nghĩa.
Luận điểm 3: Kĩ năng thuết phục người khác
Để dễ dàng thuyết phục người khác theo ý của mình cần:
- Tạo được lòng tin trong lòng đối phương
- Biết cách nói chuyện phù hợp: Biết cách nói chuyện không nhất định là phải nói nhiều, quan trọng là phải nói đúng trọng tâm, đúng nội dung. Và điều quan trọng là phải nắm được vấn đề mình đang nói đến. Chắc chắn rất nhiều người đã gặp phải tình huống như thế này: Có những nhân viên tiếp thị khi gặp khách hàng thì giống như một cái máy, nói không ngừng nghỉ, không để ý tới phản ứng và cảm nhận của khách hàng, không cần biết vị khách đó có đang nghe lời giới thiệu về sản phẩm hay không. Nếu làm việc như vậy thì người đó nắm chắc phần thất bại.
- Tôn trọng đối phương, không áp đặt hay ra lệnh .
→ Để có kĩ năng giao tiếp tốt thì chúng ta cần phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện. Học hỏi mọi lúc mọi nơi, học hỏi những người có khả năng giao tiếp tốt và đọc nhiều sách vở, tài liệu .
Luận điểm 4: Rút ra bài học và liên hệ bản thân
- Bài học thứ nhất là nói chuyện phải chân thành. Chân thành chính là thứ ngôn ngữ hay nhất, nếu không chân thành thì cho dù nói nhiều bao nhiêu, nắm được nhiều kĩ năng và phương pháp giao tiếp đến thế nào, tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Điều thứ hai là phải lắng nghe bằng trái tim. Chỉ có lắng nghe bằng trái tim thì chúng ta mới biết phải nói gì, nói như thế nào. Những người không biết cách lắng nghe thì không phải là người biết cách nói chuyện. Người biết cách nói chuyện thì chắc chắn là người biết lắng nghe.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Chuyên đề 2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổên đề 1: Cơ sở hóa học
Soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1 - chi tiết
Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác
Chuyên đề 3: Ba đường conic và ứng dụng
Chương 3: Thạch quyển
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10