Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Đề bài
a) Hãy điền tiếp các sự kiện ở cột bên phải để tương ứng với thời gian ở cột bên trái:
Thời gian | Sự kiện |
1 - 9 - 1858 | Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Nguyễn Tri Phương cùng quân triều đình anh dũng chống trả. |
1859 | Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt, nhanh chóng tan rã. |
1861 |
|
1867 |
|
1873 |
|
1874 |
|
1882 |
|
1883 |
|
1884 |
|
b) Dựa vào những sự kiện trên, em hãy nhận xét thái độ và hành động của triều đình Huế trước nạn ngoại xâm:
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại bài
24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
vàbài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884).
Lời giải chi tiết
a)
Thời gian | Sự kiện |
1 - 9 - 1858 | Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Nguyễn Tri Phương cùng quân triều đình anh dũng chống trả. |
1859 | Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt, nhanh chóng tan rã. |
1861 | Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Quân triều đình kháng cự mãnh mẽ nhưng không giành thắng lợi. |
1867 | Quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn. |
1873 | Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. Triều đình Huế tìm cách “thương lượng” với Pháp. |
1874 | Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. |
1882 | Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai. Triều đình Huế vội vàng cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp. |
1883 | Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Hác-măng. |
1884 | Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt. |
b) Nhận xét:
Trước nạn ngoại xâm, triều đình Huế có thái độ và hành động đi từ thỏa hiệp, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.
Biểu hiện:
- Lo sợ, thiếu kiên quyết trong đấu tranh chống Pháp.
- Giữ thái độ “ảo tưởng” về việc có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương lượng hòa bình”.
- Không kết hợp với nhân dân để chống Pháp xâm lược.
- Thực hiện đường lối quân sự thụ động, sai lầm.
=> Những thái độ và hành động trên của triều đình, đã:
- Tạo cho Pháp nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch xâm lược Việt Nam.
- Tạo nên làn sóng bất bình sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh, lực lượng phong kiến đầu hàng cũng là trở thành kẻ thù của nhân dân.
Bài 21
Bài 2: Liêm Khiết
Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
Bài 27. Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam