Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Đề bài
Hãy sưu tầm những mẩu chuyện và trình bày hiểu biết của em về hai nhân vật Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu:
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tham khảo sách, báo, internet để trả lời.
Lời giải chi tiết
* Nguyễn Tri Phương:
- Nguyễn Tri Phương xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên cơ nghiệp lớn.
- Là một đại danh thần thời Nguyễn. Ông giữ chức vụ Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
- Năm 1873, thành Hà Nội thất thủ, bị bắt giữ, ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết. Danh tiếng của ông vang mãi tới ngày hôm nay.
* Hoàng Diệu:
- Hoàng Diệu sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại Quảng Nam.
- Khi thực dân chiếm được thành Hà Nội (1882),ông đã ra lệnh cho tướng sĩ giải tán để tránh thương vong. Một mình vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử.Tờ di biểu, tạ tội với vua Tự Đức, ông có viết: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng...”.
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 7
PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 8 TẬP 1
PHẦN 3. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Chủ đề 3. Sống có trách nhiệm