Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Đề bài
a) Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?
Đánh dấu x vào ô trống đầu câu trả lời đúng:
☐ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông và dần phân hóa thành hai bộ phận;
☐ Giai cấp nông dân lâm vào tình cảnh nghèo khổkhông lối thoát;
☐ Xuất hiện tầng lớp tư sản đầu tiên (nhà thầu khoán, đại lý, xí nghiệp,...);
☐ Xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản (chủ buôn bán nhỏ, viên chức, giáo viên, học sinh,…);
☐ Hình thành giai cấp công nhân.
b) Các giai cấp, tầng lớp trên có thái độ khác nhau đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Dựa vào SGK, em hãy viết tiếp vào chỗ chấm (...) để hoàn thành các câu sau:
- Một bộ phận địa chủ phong kiến câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân; còn địa chủ vừa và nhỏ…
- Nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia… vì căm ghét thực dân Pháp và phong kiến.
- Tầng lớp tư sản chưa dám... vì yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản, đặc biệt là nhà giáo, thanh niên, học sinh, có ý thức dân tộc, tích cực…
- Công nhân sớm có … vì bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
II: Những chuyển biến của xã hội Việt Nam
Lời giải chi tiết
a)
☒ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông và dần phân hóa thành hai bộ phận;
☒ Giai cấp nông dân lâm vào tình cảnh nghèo khổkhông lối thoát;
☒ Xuất hiện tầng lớp tư sản đầu tiên (nhà thầu khoán, đại lý, xí nghiệp,...);
☒ Xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản (chủ buôn bán nhỏ, viên chức, giáo viên, học sinh,…);
☒ Hình thành giai cấp công nhân.
b)
- Một bộ phận địa chủ phong kiến câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân; còn địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh vì căm ghét thực dân Pháp và phong kiến.
- Tầng lớp tư sản chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc vì yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản, đặc biệt là nhà giáo, thanh niên, học sinh, có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ vì bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 2
Chương 1: Phản ứng hóa học
Chủ đề 5. Bốn mùa hòa ca
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA
Chủ đề 3. Trái tim người thầy