Câu 1
Câu 1
T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đơ bạn ?
Giải chi tiết:
- Một mặt em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện.
Câu 2
Câu 2
Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận không ? Vì sao ?
Giải chi tiết:
Trong trường hợp này ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Câu 3
Câu 3
Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau :
a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
b) Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.
Giải chi tiết:
Các ý kiến trên chưa còn chưa đúng hay thiếu ý:
- Câu a cần bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Đầy đủ là: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.
- Câu b nội dung chưa đúng. Chính xác là: Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không những là tham gia quản lí nhà nước mà còn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 4
Câu 4
Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)
Giải chi tiết:
So sánh | Quyền khiếu nại | Quyền tố cáo |
Giống nhau | + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992. + Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội. | |
Khác nhau | - Người có quyền khiếu nại: là người trực tiếp bị hại. - Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
- Mục đích: khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại | - Người có quyền tố cáo là: mọi công dân. - Cơ sở của tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Mục đích: ngăn chặn, phát hiện mọi hành vi vi phạm pháp luật. |
Chương 1. Chất - Nguyên tử - Phân tử
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 2
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
Chủ đề 5. Em và cộng đồng
Bài tập tình huống GDCD Lớp 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8