Đề bài
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra;
b. Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.
c. Tính số gam sắt thu được ơ mỗi phản ứng hóa học.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Viết PTHH xảy ra:
Fe3O4 + 4CO \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 4CO2 + 3Fe (1)
Fe2O3 + 3H2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 3H2O + 2Fe (2)
b) Theo PTHH (1) : nCO = 4nFe3O4 = ? (mol) => VCO(đktc) = nCO . 22,4 = ? (lít)
Theo PTHH (2) : nH2 = 3nFe2O3 = ? (mol) => VH2 = nH2 .22,4 = ? (lít)
c) Tính số mol Fe theo số mol Fe3O4 ; Fe2O3 ở mỗi phương trình hóa học.
Lời giải chi tiết
a) Phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra:
Fe3O4 + 4CO \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 4CO2 + 3Fe (1)
Fe2O3 + 3H2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 3H2O + 2Fe (2)
b) Theo phương trình (1), muốn khử 1 mol Fe3O4 cần 4 mol CO
Vậy muốn khử 0,2 mol Fe3O4 cần 0,2. 4 = 0,8 mol CO
Thể tích khí CO: V = 0,8x22,4 = 17,92 (lít)
Theo phương trình (2), muốn khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol CO
Vậy muốn khử 0,2 mol Fe2O3 cần 0,6 mol CO
Thể tích khí hiđro cần dùng: V = 0,6x22,4 = 13,44 (lít)
c. Theo phương trình (1), khử 1 mol Fe3O4 được 3 mol Fe
Vậy khử 0,2 mol Fe3O4 được 0,6 mol Fe, khối lượng: 0,6. 56= 33,6 gam
Theo phương trình (2), khử 1 mol Fe2O3 được 2 mol Fe
Vậy khử 0,2 mol Fe2O3 được 0,4 mol Fe, khối lượng: 0,4. 56= 22,4 gam
Chủ đề 7. Giai điệu bốn phương
Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
Unit 8: English speaking countries
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Bài 29