Bài 12. Tổng các góc trong một tam giác
Bài 15. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Bài 16. Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng
Bài tập cuối chương IV
Bài 13. Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
Luyện tập chung trang 66, 67, 68
Bài 14. Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác
Luyện tập chung trang 76
Luyện tập chung trang 60, 61, 62
Câu 1 trang 5
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. \(20 \in \mathbb{Z}\) và \(20 \notin \mathbb{Q};\)
B. \(20 \notin \mathbb{Z}\) và \(20 \in \mathbb{Q};\)
C. \(\frac{7}{5} \notin \mathbb{Z}\) và \(\frac{7}{5} \in \mathbb{Q};\)
D. \(\frac{{ - 7}}{5} \in \mathbb{Z}\) và \(\frac{{ - 7}}{5} \in \mathbb{Q};\)
Phương pháp giải:
Kiểm tra từng ý, chú ý \(\mathbb{Z}\) là số nguyên \(\mathbb{Q}\) là số hữu tỉ
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C
Ta có: \(20 \in \mathbb{Z}\) mà \(20 = \frac{{20}}{1} \in \mathbb{Q}.\) Do đó A và B sai.
Ta lại có: \(\frac{7}{5} \notin \mathbb{Z}\) và \(\frac{7}{5} \in \mathbb{Q}.\) Do đó C đúng.
Vì \(\frac{{ - 7}}{5}\) là số hữu tỉ không là số nguyên nên \(\frac{{ - 7}}{5} \notin \mathbb{Z}.\) Do đó D sai.
Câu 2 trang 5
Điểm nào sau đây biểu diễn số hữu tỉ \(1\frac{3}{4}?\)
A. Điểm \(A\)
B. Điểm \(B\)
C. Điểm \(C\)
D. Điểm \(D\)
Phương pháp giải:
- Đổi \(1\frac{3}{4}\) về phân số (hoặc số thập phân).
- Xác định các điểm trên ứng với số nào trên trục số.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là D
Ta có: \(1\frac{3}{4} = \frac{7}{4}\) là số hữu tỉ dương nên loại điểm \(A\)và điểm \(B\).
Điểm \(C\)là điểm biểu diễn cho số hữu tỉ 1.
Do đó còn lại điểm duy nhất là điểm \(D\).
Vậy điểm \(D\)là điểm biểu diễn cho số hữu tỉ \(1\frac{3}{4}\).
Câu 3 trang 6
Số đối số hữu tỉ \( - 1,2\) và \(\frac{7}{6}\) là:
A. 1,2 và \(\frac{7}{6};\)
B. 1,2 và \( - \frac{7}{6};\)
C. \( - 1,2\) và \(\frac{7}{6}\);
D. \( - 1,2\)và \( - \frac{7}{6};\)
Phương pháp giải:
Ta tính số đối của từng số.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B
Số đối của số hữu tỉ \( - 1,2\)là 1,2;
Số đối của số hữu tỉ \(\frac{7}{6}\) là \(\frac{{ - 7}}{6}\)
Câu 4 trang 6
Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0;
B. Số hữu tỉ âm là số hữu tỉ nhỏ hơn 0;
C. Số 0 không là số hữu tỉ;
D. Hỗn số là một số hữu tỉ;
Phương pháp giải:
Nắm rõ định nghĩa số hữu tỉ, hỗn số
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C
Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0, số hữu tỉ âm là số hữu tỉ nhỏ hơn 0. Do đó A và B đúng
Số 0 là số hữu tỉ vì số \(0 = \frac{0}{1}\). Do đó C sai.
Hỗn số là một số hữu tỉ phát biểu đúng vì hỗn số viết được dưới dạng phân số. Do đó D đúng.
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7