1. Bài 8. Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
2. Bài 9. Hình chiếu vuông góc
3. Bài 10. Hình cắt và mặt cắt
4. Bài 11. Hình chiếu trục đo
5. Bài 12. Hình chiếu phối cảnh
6. Bài 13. Biểu diễn quy ước ren
7. Bài 14. Bản vẽ cơ khí
8. Bài 15. Bản vẽ xây dựng
9. Bài 16. Vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết cách mạng công nghiệp - Công nghệ 10
Câu hỏi tr 33
Mở đầu
Quan sát hình 6.1 em hãy lựa chọn thuật ngữ ứng với các hình đại diện của mỗi cuộc cách mạng công nghiệp |
Phương pháp giải:
Quan sát, suy luận logic
Lời giải chi tiết:
a – (4): động cơ hơi nước
b – (3): năng lượng điện
c – (1): công nghệ thông tin
d – (2): kết nối thông minh
Khám phá
Em hãy cho biết trong những điều kiện nào thì sẽ diễn ra một cuộc cách mạng công nghiệp |
Phương pháp giải:
Tra cứu, liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Cách mạng công nghiệp diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ, các thành tựu khoa học và công nghệ được áp dụng vào cuộc sống, mang lại sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội.
Câu hỏi tr 34
Khám phá
Theo em, sự ra đời của động cơ hơi nước đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào? |
Phương pháp giải:
Tra cứu, liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
+ Động cơ hơi nước ra đời là khởi nguồn của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
+ Trong sản xuất, ta nhận thấy Trước khi có động cơ hơi nước, các nhà máy dựa vào năng lượng gió hoặc dòng chảy của nước để vận hành đã bị giới hạn tại một số khu vực địa lý nhất định. Động cơ hơi nước ra đời giúp các nhà máy sản xuất có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu, không chỉ dọc theo các dòng sông chảy xiết và làm tăng năng suất lao động.
+ Đời sống xã hội, ta nhận thấy máy hơi nước còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Đầu những năm 1800, động cơ hơi nước trở nên nhỏ gọn, đủ để lắp ráp vào đầu máy xe lửa và tàu thuyền giúp con người đi xa hơn và làm xuất hiện nhiều thành phố hơn và xuất hiện chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Câu hỏi tr 35
Khám phá
Theo em sự ra đời của điện năng đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào? |
Phương pháp giải:
Quan sát thực tiễn
Lời giải chi tiết:
+ Sự phát triển của điện đã có những thay đổi đáng kể nền công nghiệp chạy hơi nước và đó là bước thay đổi lớn ở xã hội loài người
+ Điện là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp và đời sống
+ Có tính linh hoạt cao khi ứng dụng ở nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống
Câu hỏi tr 36
Khám phá
Theo em, máy tính (Hình 6.4) đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào? |
Phương pháp giải:
Quan sát, liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
+ Tạo đà nhảy vọt về năng suất lao động, làm tăng quy mô và tốc độ sản xuất
+ Mất đi nhiều ngành truyền thống, xuất hiện nhiều ngành mới
+ Tạo đà nhảy vọt về sản xuất hàng hóa làm giá thành giảm và nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm
Câu hỏi tr 37
Khám phá
Theo em, điều khiển thông minh (Hình 6.5) đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào? |
Phương pháp giải:
Quan sát, liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
- Lợi ích
+ Làm tăng năng suất lao động và độ chính xác cao hơn
+ Giá thành sản phẩm rẻ hơn
+ Giúp con người tạo ra nhiều vật chất hơn
- Tuy nhiên, mặt trái của điều khiển thông minh làm con người phụ thuộc công nghệ hơn và làm tăng nguy cơ thất nghiệp của lao động phổ thông
Câu hỏi tr 38
Luyện tập
Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc trưng và vai trò của bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong bài học này. |
Phương pháp giải:
Logic
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Em hãy cho biết, với một chiếc điện thoại thông minh, em có thể thực hiện những công việc gì trong hiện tại; dự đoán cho tương lai; liệt kê những việc cần tránh khi sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống của em. |
Phương pháp giải:
Quan sát, logic, liên hệ thực tiễn
Lời giải chi tiết:
+ Em có thể nghe, gọi, tra cứu, lưu trữ tài liệu, nghe nhạc, giải trí,..
+ Một số tính năng điện thoại trong tương lai: mỏng hơn, nhẹ hơn, bền hơn, rẻ hơn, pin kéo dài cả năm,….
+ Khi sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống, cần tránh: không để lộ thông tin qua các trang mạng xã hội, không vào link lạ, trang web đồi trụy,…
Chủ đề 9: Tìm hiểu nghề nghiệp
Chủ đề 2. Vai trò của sử học
Chương VI. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
CHƯƠNG III. LIÊN KẾT HÓA HỌC
Chuyên đề 1. Các lĩnh vực của sử học