Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1 (1,5 điểm). Hãy chọn đáp án đúng.
Giá trị của \(\sqrt {7,5} .\sqrt {2,7} \) bằng:
(A) 45 (B) 4,5
(C) 15 (D) 1,5
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy chọn đáp án đúng.
Giá trị của \(\dfrac{1}{{\sqrt 5 + \sqrt 3 }} - \dfrac{1}{{\sqrt 5 - \sqrt 3 }}\) bằng
(A) \(\sqrt 3 \) (B) \(4\sqrt {15} \)
(C) \( - \sqrt 3 \) (D) \( - 4\sqrt {15} \)
Phần II. Tự luận
Câu 3 (3 điểm). Chứng minh đẳng thức:
\(\left( {\dfrac{{a\sqrt a + b\sqrt b }}{{\sqrt a + \sqrt b }} - \sqrt {ab} } \right){\left( {\dfrac{{\sqrt a + \sqrt b }}{{a - b}}} \right)^2} = 1\) (với \(a \ge 0,\,\,b \ge 0,\,\,a \ne b\))
Câu 4 (4 điểm). Cho biểu thức
\(M = \left( {\dfrac{{\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x + 1}} - \dfrac{{\sqrt x - 2}}{{x - 1}}} \right).\dfrac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x }}\) với \(x > 0,\,\,x \ne 1\)
a) Rút gọn M.
b) Tính giá trị của x để M có giá trị âm.
Lời giải chi tiết
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Chọn B.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức \(\sqrt a .\sqrt b = \sqrt {a.b} \) và cách tìm căn bậc hai của một số.
Lời giải:
\(\sqrt {7,5} .\sqrt {2,7} \)\( = \sqrt {7,5.2,7} = \sqrt {20,25} = 4,5\)
Câu 2. Chọn C.
Phương pháp:
Quy đồng rồi tính giá trị của biểu thức.
Lời giải:
\(\dfrac{1}{{\sqrt 5 + \sqrt 3 }} - \dfrac{1}{{\sqrt 5 - \sqrt 3 }}\)\( = \dfrac{{\sqrt 5 - \sqrt 3 }}{{\left( {\sqrt 5 + \sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right)}} - \dfrac{{\sqrt 5 + \sqrt 3 }}{{\left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt 5 + \sqrt 3 } \right)}}\) \( = \dfrac{{\sqrt 5 - \sqrt 3 - \sqrt 5 - \sqrt 3 }}{{5 - 3}} = \dfrac{{ - 2\sqrt 3 }}{2} \)\(= - \sqrt 3 \)
Phần tự luận:
Câu 3:
Phương pháp:
Rút gọn vế phải để được đẳng thức đúng.
Lời giải:
\(VT = \left( {\dfrac{{\left( {a\sqrt a + b\sqrt b } \right)\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}}{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}} - \sqrt {ab} } \right){\left( {\dfrac{{\sqrt a + \sqrt b }}{{a - b}}} \right)^2} \)\(=\left[ {\dfrac{{{a^2} + b\sqrt {ab} - a\sqrt {ab} - {b^2} - \sqrt {ab} \left( {a - b} \right)}}{{a - b}}} \right]{\left( {\dfrac{{\sqrt a + \sqrt b }}{{a - b}}} \right)^2}\)
\( = \left[ {\dfrac{{{a^2} - {b^2} - 2\left( {a - b} \right)\sqrt {ab} }}{{a - b}}} \right]{\left( {\dfrac{{\sqrt a + \sqrt b }}{{a - b}}} \right)^2}\) \( = \left[ {\dfrac{{\left( {a + b} \right)\left( {a - b} \right) - 2\left( {a - b} \right)\sqrt {ab} }}{{a - b}}} \right]{\left( {\dfrac{{\sqrt a + \sqrt b }}{{a - b}}} \right)^2}\) \( = \dfrac{{\left( {a + b - 2\sqrt {ab} } \right)\left( {a - b} \right)}}{{a - b}} \cdot {\left( {\dfrac{{\sqrt a + \sqrt b }}{{a - b}}} \right)^2}\) \( = \dfrac{{{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}} = \dfrac{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}} = 1\)
\(= VP\) (đpcm)
Câu 4:
Phương pháp:
a) Vận dụng các phép biến đổi biểu thức chứa căn và thực hiện các phép tính để rút gọn M.
b) Tìm x khi \(M < 0.\)
Lời giải:
a) ĐKXĐ: \(x > 0,\,\,x \ne 1\)
\(M = \left( {\dfrac{{\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x + 1}} - \dfrac{{\sqrt x - 2}}{{x - 1}}} \right).\dfrac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x }}\)\( = \left( {\dfrac{{\sqrt x + 1}}{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}} - \dfrac{{\sqrt x - 2}}{{x - 1}}} \right)\dfrac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x }}\) \( = \left( {\dfrac{{\sqrt x - 1 - \sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}} \right)\dfrac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x }}\) \( = \dfrac{1}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\sqrt x }}\)
b) Để M có giá trị âm thì ta có :
\(\dfrac{1}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\sqrt x }} < 0\)\( \Leftrightarrow \sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right) < 0\) \( \Leftrightarrow \sqrt x - 1 < 0\) \( \Leftrightarrow \sqrt x < 1 \Leftrightarrow x < 1\)
Vậy \(0 < x < 1\) thì M có giá trị âm.
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 9
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG