Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
a) Viết công thức tính công suất, chỉ ra các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
b) Một con ngựa kéo một cái xe đi được 18 km trong 2 giờ, biết lực kéo của con ngựa là 200N. Tính công suất của con ngựa.
c) Một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Máy bay có cơ năng không? Nếu có thì cơ năng của máy bay thuộc dạng cơ năng nào?
Câu 2: (2 điểm)
a) Dẫn nhiệt là gì? Tìm hai ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt?
b) Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại? còn bát đĩa thường làm bằng sứ ?
Câu 3: (2 điểm)
a) Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử, phân tử?
b) Một lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
Câu 4: (3 điểm)
Thả một quả cầu đồng khối lượng 0,2 kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN
Câu 1:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết bài công suất.
Sử dụng lý thuyết bài cơ năng: động năng, thês năng trọng trường, thế năng đàn hồi.
Cách giải
a)
Công suất là đại lượng được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức: \(P = \frac{A}{t}\) , trong đó:
P : công suất (oát - W)
A: công thực hiện (jun - J)
t : thời gian thực hiện công đó (giây - s)
b)
Đổi: 18 km = 18000 m
2 giờ = 2.60.60 = 7200 s
Công mà con ngựa đã thực hiện được là:
A = F.s = 200.18000 = 3600000 (J)
Công suất của con ngựa là:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{3600000}}{{7200}} = 500\left( {\rm{W}} \right)\)
c)
Một máy bay đang bay trên bầu trời có cơ năng. Cơ năng của máy bay thuộc dạng động năng và thế năng trọng trường, vì:
+ Máy bay đang bay, tức là nó đang ở một độ cao nhất định so với mặt đất nên máy bay có thế năng trọng trường.
+ Khi máy bay cất cánh bay, tức là nó đang chuyển động nên máy bay có động năng.
Câu 2:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết bài dẫn nhiệt:
+ Sự dẫn nhiệt
+ Tính dẫn nhiệt của các chất:
Chất rắn dẫn nhiệt tốt, trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Cách giải
a)
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sáng vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Ví dụ:
- Khi đun nước trong ấm. nước sẽ nóng dần lên. Nếu thò một ngón tay vào nước ta thấy ấm tay => Nước đã truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.
- Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy nóng tay => Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.
b)
-Xoong, nồi dùng để nấu thức ăn. Làm xoong, nồi bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.
- Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.
Câu 3:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết bài: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Cách giải
a)
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Đặc điểm:
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
b)
Khi mở lọ nước hoa thì các phân tử nước hoa bay ra khỏi lọ và chuyển động không ngừng về mọi phía len vào khoảng cách giữa các phân tử không khí. Sau một thời gian thì các phân tử nước hoa tỏa ra khắp lớp học.
Câu 4:
Phương pháp
Sử dụng công thức tính nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\)
Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Cách giải
Tóm tắt:
md = 0,2 kg
t1 = 1000C; t2 = 200C
t = 250C
cd = 380 J/kg.K; cn = 4200 J/kg.K
mn = ?
Lời giải:
Nhiệt lượng do quả cầu đồng tỏa ra là:
\({Q_{toa}} = {m_d}{c_d}\left( {{t_1} - t} \right) = 0,2.380\left( {100 - 25} \right) \\= 5700J\)
Nhiệt lượng nước thu vào là:
\({Q_{thu}} = {m_n}.{c_n}\left( {t - {t_2}} \right) = {m_n}.4200\left( {25 - 20} \right)\)
Phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 5700 = {m_n}.4200\left( {25 - 20} \right)\\ \Rightarrow {m_n} = \dfrac{{5700}}{{4200.5}} = \dfrac{{19}}{{70}} \approx 0,27kg\end{array}\)
Vậy khối lượng nước là 0,27 kg.
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 8
CHƯƠNG 2. VẬN ĐỘNG
Unit 3: Please Don't Feed the Monkeys.
Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8