Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 52 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
Em hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội được thể hiện trong các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.
Tệ nạn xã hội là gì?
Phương pháp giải:
- Quan sát 4 bức tranh và kể tên các loại tệ nạn xã hội.
- Nêu khái niệm về tệ nạn xã hội
Lời giải chi tiết:
- Các tệ nạn xã hội:
+ Tranh 1: tệ nạn ma túy
+ Tranh 2: tệ nạn cờ bạc
+ Tranh 3: tệ nạn nghiện rượu bia
+ Tranh 4: tệ nạn cờ bạc
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 53 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
1. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Anh T đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?
- Nguyên nhân nào khiến anh T vướng phải tệ nạn xã hội đó?
- V đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?
- Theo em, tệ nạn xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp 1, chỉ ra tệ nạn xã hội mà anh T vướng phải. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội của anh T.
- Đọc trường hợp 2 và chỉ ra tệ nạn xã hội V gặp. Nêu ảnh hưởng tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp 1: Anh T đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội như: nghiện rượu bia, cờ bạc, cá độ bóng đá.
Nguyên nhân: Gia đình anh T đón thêm 2 đứa con, anh T là trụ cột gia đình nên tìm mọi cách để kiếm tiền nuôi gia đình, tuy nhiên anh kinh doanh thất bại nên dẫn đến chán nản, buồn bã và bắt đầu va vào các tệ nạn xã hội.
- Trường hợp 2: V đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội là: uống rượu, nghiện ma túy đá.
- Hậu quả của tệ nạn xã hội với bản thân ,gia đình, xã hội:
+ Đối với bản thân:
Ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, có nguy cơ mắc các căn bệnh ảnh hưởng đến tính mạng như HIV, tim mạch, hệ thần kinh...
Tha hóa đạo đức, dễ vi phạm pháp luật.
Tổn hao về tinh thần, kinh tế.
+ Đối với gia đình:
Khủng hoảng về tài chính, tinh thần.
Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm.
Nguy cơ bạo lực gia đình.
+ Đối với cộng đồng xã hội:
Làm suy thoái giống nòi.
Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội.
Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội.
Suy giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 54 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
2. Em hãy đọc các ý kiến sau đây và trả lời câu hỏi.
a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.
b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.
c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh, sành điệu.
d) Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma tuý một lần cũng không sao.
đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.
e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.
- Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
- Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng các loại tệ nạn xã hội nào?
Phương pháp giải:
- Đọc các ý kiến.
-Chỉ ra các ý kiến mà em đồng tình, không đồng tình và giải thích.
- Nêu những tệ nạn xã hội mà lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng vào.
Lời giải chi tiết:
- Đồng tình với các ý kiến sau:
đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.
Bởi vì trò chơi điện tử dễ dàng khiến ta lún sâu vào, yêu thích và dẫn đến bỏ bê học tập.
- Không đồng tình với các ý kiến sau:
a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.
Bởi vì không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội.
b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.
Bởi vì đánh bài cũng là một hình thức tệ nạn xã hội và hành vi này vi phạm pháp luật.
c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh sành điệu.
Bởi vì hút thuốc sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là tổn thương phổi.
d) Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma tuý một lần cũng không sao.
Bởi vì ma túy là một chất gây nghiện, không điều chỉnh được hành vi của bản thân.
e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.
Bởi vì cá độ bóng đá là một hình thức tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, dù lứa tuổi nào thì cũng sẽ bị xử lí tùy theo độ tuổi và mức độ khác nhau.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 54 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
1. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các câu ca dao, tục ngữ sau đây:
- Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
(Ca dao)
- Xem bói ra ma, quét nhà ra rác.
(Tục ngữ)
Phương pháp giải:
- Đọc các câu ca dao, tục ngữ.
- Nêu suy nghĩ về câu ca dao, tục ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
- Câu ca dao: “ Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm. “
Nói “cờ bạc như bác thằng bần” ở đây có nghĩa Ɩà cờ bạc có hại rấт lớn tới bản thân mỗi người chúng ta,dính đến cờ bạc thì chúng ta nghèo khổ bần cùng suốt đời.Những người như thế thì cửa nhà mang ra bán hết ѵà có khi Ɩà phải đi tù. Tóm lại câu nói kia muốn nói lên tác hại c̠ủa̠ cờ bạc . Những người như thế thì cửa nhà mang ra bán hết và có khi là phải đi tù.
- Câu tục ngữ “Xem bói ra ma, quét nhà ra rác”: Câu nói nhắc nhở chúng ta cần tỉnh táo trong bất cứ vấn đề gì. Theo đó là phê phán những người mê tín dị đoan. Quá coi trọng việc bói toán và coi đó là chỗ dựa cho những bước đi của cuộc đời mình. Câu này cũng chỉ những hành động nói xấu bới móc người khác, khi đã có chủ ý nói xấu thì kiểu gì cũng sẽ tìm ra những điểm hạn chế của họ, hoặc cố tình thêu dệt ra những điều không tốt của người đó để mà nói ra.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 55 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
2. Theo em, hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội? Vì sao?
- Tổ chức đánh bạc;
- Trốn học thường xuyên;
- Sử dụng thuốc lá điện tử;
- Gian lận trong thi cử;
- Cá độ bóng đá.
Phương pháp giải:
- Chỉ ra các hành vi là tệ nạn xã hội.
- Giải thích lý do.
Lời giải chi tiết:
Các hành vi tệ nạn xã hội là:
+ Tổ chức đánh bạc;
+ Trốn học thường xuyên;
+ Sử dụng thuốc lá điện tử;
+ Cá độ bóng đá.
Bởi vì những hành vi đó vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả xấu ảnh hướng đến bản thân, gia đình và xã hội.
Còn “gian lận trong thi cử” chỉ là hành vi xảy ra trong lĩnh vực thi cử học đường, không liên quan đến tệ nạn xã hội.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 55 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
- Vì sao Q vướng vào tệ nạn xã hội?
- Học sinh vướng vào tệ nạn xã hội có thể dẫn đến hậu quả gì?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra các hành vi là tệ nạn xã hội.
- Giải thích lý do.
Lời giải chi tiết:
- Q vướng vào tệ nạn xã hội vì: được bố mẹ rất nuông chiều, khi xin tiền đều được bố mẹ đáp ứng ngay. Vì vậy Q bị bạn rủ rê, lôi kéo chơi điện tử, cá độ bóng đá và sử dụng thuốc lắc.
- Học sinh vướng vào tệ nạn xã hội có thể dẫn đến hậu quả như:
+ Bỏ bê việc học.
+ Gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…
+ Làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi.
+ Rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi trang 55 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
1. Em hãy lập bảng liệt kê tác hại của các tệ nạn xã hội, từ đó rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn nhằm tránh xa tệ nạn xã hội.
Phương pháp giải:
- Viết vào bảng tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn nhằm tránh xa tệ nạn xã hội.
Lời giải chi tiết:
Số thứ tự | Loại tệ nạn xã hội | Hậu quả |
1 | Hút thuốc lá điện tử | - Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội: + Gây các bệnh về hệ hô hấp, ảnh hưởng đến phổi, hệ tim mạch, hệ thần kinh. + Ảnh hưởng trực tiếp đến việc học. + Không kiểm soát được hành vi. - Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội: + Khủng hoảng về tài chính, tinh thần + Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm - Đối với xã hội: + Làm suy thoái giống nòi. + Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội |
2 | Đánh bài bạc | - Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội: + Tinh thần giảm sút, mất tinh thần học tập. + Tha hóa về đạo đức, dễ vi phạm pháp luật. - Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội: + Ảnh hưởng tài chính, tinh thần + Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm + Nguy cơ bạo lực gia đình. - Đối với xã hội: + Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội. + Nguy cơ bạo lực gia đình. |
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi trang 55 sách giáo khoa GDCD 7 – Chân trời sáng tạo
2. Em hãy làm một sản phẩm trang trí nhằm tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội.
Gợi ý: Hình thức thể hiện: vẽ tranh, khẩu hiệu tuyên truyền,...
Phương pháp giải:
- Vẽ trang, khẩu hiệu để tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội.
Lời giải chi tiết:
Có thể tham khảo các bức tranh, khẩu hiệu sau:
Mở đầu
Unit 4. Health and fitness
Bài 10. Lắng nghe trái tim mình
Bài 12
Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật