CH tr 21 MĐ
Trong lịch sử các thuyết về mô hình nguyên tử, có mô hình hành tinh nguyên tử và mô hình hiện đại nguyên tử. Theo em, trong hai hình bên, hình nào thể hiện mô hình hành tinh nguyên tử, hình nào thể hiện mô hình hiện đại của nguyên tử? |
Phương pháp giải:
- Hình a không mô tả sự chuyển động của electron
- Hình b mô tả sự chuyển động của electron
Lời giải chi tiết:
- Mô hình hành tinh nguyên tử mô tả về sự chuyển động của electron.
- Hình a không mô tả sự chuyển động của electron
- Hình b mô tả sự chuyển động của electron
=> Hình b thể hiện mô hình hành tinh nguyên tử và Hình a thể hiện mô hình hiện đại của nguyên tử
CH tr 21 CH
Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì phải thu hay giải phóng năng lượng? Giải thích. |
Phương pháp giải:
Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử. Electron ở càng xa hạt nhân thì năng lượng càng cao.
Lời giải chi tiết:
- Electron ở càng xa hạt nhân thì năng lượng càng cao
=> Electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng thấp hơn electron ở xa hạt nhân
=> Electron cần phải thu năng lượng để có thể chuyển từ lớp gần ra lớp xa hạt nhân
CH tr 22 LT
1. Dựa theo mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr, hãy vẽ mô hình nguyên tử các nguyên tố có Z từ 1 đến 11. |
Phương pháp giải:
- Các electron được phân bố vào lớp gần hạt nhân trước.
- Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2(n là số thứ tự lớp n $ \leqslant $ 4)
Lời giải chi tiết:
CH tr 23 CH
2. Theo em, xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng bao nhiêu phần trăm. |
Phương pháp giải:
Xác suất tìm thấy electron trong đám mây là khoảng 90%, nghĩa là electron chuyển động khắp nơi trong không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử, nhưng tập trung phần lớn ở khu vực này.
Lời giải chi tiết:
Xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng 10%
CH tr 23 CH
Khái niệm AO xuất phát từ mô hình Rutherford – Bohr hay mô hình hiện đại về nguyên tử? |
Phương pháp giải:
- Orbital nguyên tử (AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).
- Các electron chuyển động rất nhanh và sự chuyển động này tạo nên hình ảnh giống một đám mây electron.
Lời giải chi tiết:
Khái niệm AO xuất phát từ mô hình hiện đại nguyên tử.
CH tr 23 CH
Chọn phát biểu đúng về electron s. A. Là electron chuyển động chủ yếu trong khu vực không gian hình cầu. B. Là electron chỉ chuyển động trên một mặt cầu. C. Là electron chỉ chuyển động trên một đường tròn. |
Phương pháp giải:
Electron s hay gọi là AO s là AO hình cầu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng: A.
Bài tập 1
Bài 1: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình Rutherford – Bohr? A. Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. B. Electron không chuyển động theo quỹ đạo cố định mà trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân. C. Electron không bị hút vào hạt nhân do còn chịu tác dụng của lực quán tính li tâm. |
Phương pháp giải:
- Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr có nội dung:
+ Quỹ đạo quay của electron.
+ Lực quán tính li tâm.
Lời giải chi tiết:
A. Đúng vì theo mô hình Rutherford – Bohr thì electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
B. Sai vì theo mô hình hiện đại thì electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo cố định.
C. Đúng vì theo mô hình Rutherford – Bohr, các electron mang điện tích âm nhưng không bị hút vào hạt nhân bởi lực hút này cân bằng với lực quán tính li tâm.
Bài tập 2
Bài 2: Nguyên tử Li (Z = 3) có 2 electron ở lớp K và 1 electron ở lớp L. So sánh năng lượng của electron giữa hai lớp theo mô hình Rutherford – Bohr. |
Phương pháp giải:
Theo mô hình Rutherford – Bohr electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.
Lời giải chi tiết:
Năng lượng của electron của lớp K thấp hơn năng lượng của electron ở lớp L.
Bài tập 3
Bài 3: Sử dụng mô hình Rutherford – Bohr, hãy cho biết khi electron của nguyên tử H hấp thụ một năng lượng phù hợp, electron đó sẽ chuyển ra xa hay tiến gần vào hạt nhân hơn. Giải thích. |
Phương pháp giải:
Theo mô hình Rutherford – Bohr electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.
Lời giải chi tiết:
Electron của nguyên tử H hấp thụ một năng lượng phù hợp, electron đó sẽ chuyển ra xa hạt nhân hơn do năng lượng càng cao thì electron ở càng xa hạt nhân.
Bài tập 4
Bài 4: Từ khái niệm: Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). Phát biểu sau đây có đúng không: Xác suất tìm thấy electron tại mỗi điểm trong không gian của AO là 90%. |
Phương pháp giải:
Khái niệm orbital nguyên tử (AO).
Lời giải chi tiết:
Đúng vì xác suất tìm thấy electron trong khu vực không gian của AO là lớn nhất (khoảng 90%).
Bài tập 5
Bài 5: Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử. a) Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử? b) Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm? c) So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử. |
Phương pháp giải:
- Mô hình Rutherford – Bohr.
- Mô hình hiện đại về nguyên tử.
Lời giải chi tiết:
a) Vì mô hình biểu diễn electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời nên được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử.
b) Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy của orbital p là khoảng 90%.
c)
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Chương 4. Phản ứng oxi hóa - khử
Chủ đề 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương 6. Sinh quyển
Chuyên đề 2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10