VNEN TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2

A. Hoạt động cơ bản - Bài 29B: Có nơi nào sáng hơn đất nước em?

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2, 3, 4
Câu 5
Câu 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2, 3, 4
Câu 5
Câu 6

Câu 1

Vẽ cảnh đêm trăng (hoặc đưa ra một bức tranh/ ảnh về trăng) và giới thiệu bức vẽ (tranh/ảnh) của mình cho các bạn trong nhóm

a. Đêm trăng trong tranh (ảnh) ở đâu?

b. Trăng lúc đó như thế nào?

c. Cảnh vật lúc đó ra sao?

Phương pháp giải:

Em vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh rồi trả lời các câu hỏi trong bài.

Lời giải chi tiết:

Bức ảnh mà em sưu tầm được là:

a) Đêm trăng trong tranh là đêm trăng trung thu ở một vùng quê thanh bình.

b) Trăng lúc đó tròn và sáng vằng vặc.

c) Bỏ lại sau lưng những tòa nhà thành phố cao ngất, các bạn nhỏ vui vẻ rước đèn đón tết trung thu ở một vùng quê thanh bình, bên cạnh còn có cây trái ngọt lành.

Câu 2, 3, 4

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau: 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

 

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân.

 

Trăng từ đâu... từ đâu?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em...

TRẦN ĐĂNG KHOA

3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.

 

4. Cùng luyện đọc.

Đọc tiếp nối từng khổ thơ đến hết bài.

 

Câu 5

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Trong ba khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

2) Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh, từ một sân chơi?

3) Trong khổ thơ thứ 4 và thứ 5, vầng trăng gắn với những gì, những ai?

4) Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?

Phương pháp giải:

1) Em đọc kĩ ba khổ thơ đầu.

2) Em dựa vào hiểu biết của bản thân rồi cho biết khi nhìn ngắm ánh trăng em thường thấy trăng ở gần những sự vật nào?

3) Em đọc kĩ khổ thơ thứ 4, 5

4) Ánh trăng cũng là một nét đẹp của quê hương đất nước, miêu tả ánh trăng đẹp bình dị và gần gũi như vậy, theo em tác giả muốn gửi gắn tình cảm gì?

Lời giải chi tiết:

1) Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với quả chín, với mắt cá.

Trăng hồng như quả chín,

Trăng tròn như mắt cá.

2) Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

3) Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân – những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương.

4) Tác giả rất yêu  trăng, yêu mến, tự hào vê quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.

Câu 6

Học thuộc lòng bài thơ Trăng ơi ... từ đâu đến?

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved