Câu 1
Thi kể về các dòng sông ở nước ta.
- Các nhóm viết vào bảng nhóm tên các dòng sông.
- Hết giờ, nhóm nào viết được nhiều tên sông hơn thì thắng cuộc.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cầu, sông Kỳ Cùng, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu, sông Cửu Long, sông Lô, sông Lam, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng....
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ:
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...
Nguyễn Trọng Tạo
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
Điệu: Tỏ ra duyên dáng, kiểu cách
Hây hây: đỏ phơn phớt
Ráng: hiện tượng ánh sáng mặc trời lúc mọc hay lặn phản chiếu lên các đám mây, làm cho cả một khoảng trời sáng rực rỡ, nhuộm màu vàng đỏ hoặc hồng sẫm.
Câu 4
Cùng luyện đọc
Thay nhau đọc nối tiếp các đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
- Đoạn 2: Tiếp theo đến hết
Chú ý: Đọc giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, tả vẻ đẹp của dòng sông: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhòa,...
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? Chọn ý trả lời đúng.
a. Vì dòng sông mặc áo lụa đào.
b. Vì dòng sông mặc áo mới.
c. Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc.
2) Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
Lần lượt mỗi bạn nói một thời điểm và màu áo của sông thời điểm ấy.
M: Nắng lên (buổi sớm) - áo lụa đào.
3) Cách nói dòng sông mặc áo đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cách nói ấy có gì hay?
4) Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?
Viết vào vở câu thơ có hình ảnh em thích.
Phương pháp giải:
1) Dòng sông mặc những chiếc áo mang sắc màu như thế nào?
2) Hãy kể tên những chiếc áo và màu sắc áo trong ngày mà dòng sông đã mặc lên mình.
3) Thực tế thì dòng sông có mặc được áo không?
4) Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
1) Tác giả nói dòng sông "điệu" vì nó cứ liên tục thay đổi màu sắc trong ngày, giống như con người đổi màu áo.
2) Màu sắc của dòng sông thay đổi liên tục trong một ngày: buổi sáng sông mặc áo lụa đào, buổi trưa sông mặc áo xanh, chiều sông mặc áo màu vàng, tối áo của sông lấp lánh ánh trăng sao, khuya sông mặc áo đen, sáng ra sông mặc áo trắng màu hoa bưởi.
3) Cách nói "dòng sông mặc áo" là cách nói nhân hóa. Tác giả coi dòng sông như một cô gái luôn thay đổi những tấm áo màu. Cách nói này làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu cỏ cây....
4) Ví dụ: Em thích hình ảnh:
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Các hình ảnh đó gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc ở đây cũng đẹp. Đó là màu đào của nắng mới lên, màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.
Câu 6
Học thuộc lòng bài thơ.
Thay nhau đọc nối tiếp từng đoạn để học thuộc lòng bài thơ.
Câu 7
Thi đọc diễn cảm bài thơ Dòng sông mặc áo.
Bài 3. Nước ta dưới ách độ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
Mở đầu
Unit 6. Where's your school?
Chủ đề 1. Chất
Bài 12. Nhà Trần thành lập
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4