Câu 1
Quan sát các bức ảnh sau và nói về những điều em thấy trong ảnh.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và cho biết trong tranh có những ai, họ đang làm gì?
Lời giải chi tiết:
Các bức ảnh đều ghi lại hình ảnh Bác Hồ bên các bạn thiếu nhi. Bác gặp gỡ các bạn thiếu nhi, quàng khăn quàng đỏ cho thiếu nhi, vui chơi bên thiếu nhi. Trong các bức ảnh toát lên tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các cháu cũng là niềm yêu mến, kính trọng mà thiếu nhi dành cho Bác.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh - Nam Trân dịch)
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ, lời giải nghĩa và chú thích:
- Hững hờ: không để ý đến.
- Chú thích: Tháng 8 - 1942, trên đường sang Trung Quốc, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ hơn một năm trời. Bài thơ trên được bác sáng tác trong tù.
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Mỗi em đọc một lần bài thơ.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
2) Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?
3) Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
Phương pháp giải:
1) Đọc câu thơ thứ nhất.
2) Đọc hai câu thơ cuối.
3) Tâm thế trong tù của Bác Hồ như thế nào? Từ đó khiến em hiểu điều gì về Bác?
Lời giải chi tiết:
1) Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác đang bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ tại một nhà lao ở Trung Quốc.
2) Hình ảnh: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ cho ta thấy tình cảm gắn bó giữa Bác và trăng.
3) Bài thơ nói lên tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết của Bác Hồ. Bài thơ cũng nói lên nghị lực gang thép của Người: ở trong tù cực kì gian khổ thiếu thốn, Người vẫn quên đi cảnh xích xiềng, vẫn ung dung thư thái ngắm trăng, thường thức vẻ đẹp của trăng như một nhà thơ.
Câu 6
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
Không đề
Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
(Hồ Chí Minh - Xuân Thủy dịch)
Câu 7
Thay nhau đọc từ ngữ, lời giải nghĩa và chú thích:
- Không đề: không có tên bài (thường đây là những bài thơ thể hiện cảm xúc chợt đến, rất đa dạng, khó đặt tên cho thật đúng).
- Bương: ống đựng làm bằng thân cây bương (một loài cây giống cây tre, thân to, thẳng, mỏng).
- Ngàn: rừng
- Chú thích: Bài thơ trên được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954.
Câu 8
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc 1 lần bài thơ.
Câu 9
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Những từ ngữ nào cho biết Bác sáng tác bài thơ ở chiến khu Việt Bắc?
2) Những hình ảnh nào nói lên lòng yêu đời và phong phú ung dung của Bác Hồ? Nói tiếp để hoàn chỉnh câu:
- Hình ảnh khách đến thăm nhà Bác trong cảnh........
- Bàn xong việc quân việc nước, Bác............
Phương pháp giải:
1) Đọc 2 dòng thơ đầu.
2) Em đọc kĩ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
1) Những từ ngữ cho biết Bác sáng tác bài thơ ở chiến khu Việt Bắc là: rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn, việc quân, việc nước.
2) Những hình ảnh nào nói lên lòng yêu đời và phong phú ung dung của Bác Hồ:
- Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh có nhiều hoa do Bác trồng.
- Bàn xong việc quân, việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
Câu 10
a) Học thuộc lòng một trong hai bài thơ trên.
b) Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.
Unit 1: Back to school
Bài tập cuối tuần 13
PHẦN 1: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Chủ đề 2. Thủ công kĩ thuật
SGK Hoạt động trải nghiệm 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4