Bài 62. Phân số
Bài 63. Phân số và phép chia số tự nhiên
Bài 64. Luyện tập
Bài 65. Phân số bằng nhau
Bài 66. Rút gọn phân số
Bài 67. Quy đồng mẫu số các phân số
Bài 68. Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo)
Bài 69. Luyện tập
Bài 70. So sánh hai phân số cùng mẫu số
Bài 71. So sánh hai phân số khác mẫu số
Bài 72. Em ôn lại những gì đã học
Bài 73. Phép cộng phân số
Bài 74. Phép cộng phân số (tiếp theo)
Bài 75. Phép trừ phân số
Bài 76. Phép trừ phân số (tiếp theo)
Bài 77. Em ôn lại những gì đã học
Bài 78. Phép nhân phân số
Bài 79. Luyện tập
Bài 80. Tìm phân số của một số
Bài 81. Phép chia phân số
Bài 82. Luyện tập
Bài 83. Em ôn lại những gì đã học
Bài 84. Em ôn lại những gì đã học
Bài 85. Em đã học được những gì
Bài 86. Hình thoi
Bài 87. Diện tích hình thoi
Bài 88. Em ôn lại những gì đã học
Bài 89. Giới thiệu về tỉ số
Bài 90. Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó
Bài 91. Em ôn lại những gì đã học
Bài 92. Em ôn lại những gì đã học
Bài 93. Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Bài 94. Em ôn lại những gì đã học
Bài 95. Em ôn lại những gì đã học
Bài 96. Tỉ lệ bản đồ
Bài 97. Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
Bài 98. Thực hành
Bài 99. Ôn tập về số tự nhiên
Bài 100. Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
Bài 101. Ôn tập về biểu đồ
Bài 102. Ôn tập về phân số
Bài 103. Ôn tập về các phép tính với phân số
Bài 104. Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
Bài 105. Ôn tập về đại lượng
Bài 106. Ôn tập về đại lượng (tiếp theo)
Bài 107. Ôn tập về hình học
Bài 108. Ôn tập về tìm số trung bình cộng
Bài 109. Ôn tập về tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó
Bài 110. Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
Bài 111. Em ôn lại những gì đã học
Bài 112. Em đã học được những gì ?
Câu 1
Chơi trò chơi “Tô màu và tính” :
a) Lấy một tờ giấy hình chữ nhật. Gấp đôi tờ giấy để được 2 phần, gấp đôi tiếp được 4 phần rồi gấp đôi tiếp để được 8 phần bằng nhau.
b) Hai bạn lần lượt lấy bút tô màu \(\dfrac{1}{4}\) tờ giấy, tô tiếp \(\dfrac{1}{8}\) tờ giấy và tô thêm \(\dfrac{3}{8}\) tờ giấy. Các em đếm có bao nhiêu phần tờ giấy được tô màu.
c) Thực hiện phép tính: \(\dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{8} + \dfrac{3}{8}\).
d) Cả nhóm so sánh kết quả với kết quả tô màu.
Phương pháp giải:
a, b) Các em thực hiện các bước như sách giáo khoa đã hướng dẫn.
c) Quy đồng mẫu số các phân số rồi cộng các phân số sau khi quy đồng.
Lời giải chi tiết:
a, b) Các em thực hiện các bước như sách giáo khoa đã hướng dẫn thì ta được hình chữ nhật có 6 ô đã tô màu như sau:
c) Thực hiện phép tính :
\(\dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{8} + \dfrac{3}{8} = \dfrac{2}{8} + \dfrac{1}{8} + \dfrac{3}{8} = \dfrac{6}{8}\).
d) So sánh ta thấy kết quả tính giống với kết quả tô màu.
Câu 2
Tính :
Phương pháp giải:
- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số ta cộng (hoặc trừ) hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng mẫu số.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Tính :
a) \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{4}{7};\) \(\dfrac{8}{{21}}:\dfrac{2}{4};\) \(\dfrac{3}{{11}} \times 2\) b) \(4 \times \dfrac{2}{7};\) \(\dfrac{8}{5}:\dfrac{2}{5};\) \(\dfrac{6}{{13}}:2\)
Phương pháp giải:
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{4}{7} = \dfrac{{2 \times 4}}{{3 \times 7}} = \dfrac{8}{{21}};\)
\(\dfrac{8}{{21}}:\dfrac{2}{4} = \dfrac{8}{{21}} \times \dfrac{4}{2} = \dfrac{{32}}{{42}} = \dfrac{{16}}{{21}};\)
\(\dfrac{3}{{11}} \times 2 = \dfrac{{3 \times 2}}{{11}} = \dfrac{6}{{11}}\)
b) \(4 \times \dfrac{2}{7} = \dfrac{{4 \times 2}}{7} = \dfrac{8}{7};\)
\(\dfrac{8}{5}:\dfrac{2}{5} = \dfrac{8}{5} \times \dfrac{5}{2} = \dfrac{{40}}{{10}} = 4;\)
\(\dfrac{6}{{13}}:2 = \dfrac{6}{{13}}:\dfrac{2}{1} = \dfrac{6}{{13}} \times \dfrac{1}{2}\)\( = \dfrac{6}{{26}} = \dfrac{3}{{13}}.\)
Câu 4
Tìm \(x\) :
Phương pháp giải:
Áp dụng các quy tắc:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Diện tích vườn hoa nhà trường được sử dụng như sau : \(\dfrac{3}{4}\) diện tích dùng để trồng hoa, \(\dfrac{1}{5}\) diện tích dùng để làm đường đi và diện tích phần còn lại để xây bể nước. Hỏi :
a) Diện tích xây bể nước chiếm bao nhiêu phần diện tích vườn hoa.
b) Diện tích xây bể nước bao nhiêu mét vuông biết vườn hoa là hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều rộng 15m ?
Phương pháp giải:
a) Coi diện tích cả vườn hoa là 1 đơn vị.
- Tìm phần diện tích vườn hoa dùng để trồng hoa và làm đường đi.
- Tính phần diện tích xây bể nước ta lấy 1 trừ đi phần diện tích vườn hoa dùng để trồng hoa và làm đường đi.
b) - Tính diện tích vườn hoa ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích xây bể nước ta lấy diện tích vườn hoa nhân với phân số chỉ phần diện tích xây bể nước.
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích trồng hoa và làm đường đi chiếm số phần diện tích vườn hoa là :
\(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{5} = \dfrac{{19}}{{20}}\) (diện tích vườn hoa)
Diện tích xây bể nước chiếm số phần diện tích vườn hoa là :
\(1 - \dfrac{{19}}{{20}} = \dfrac{1}{{20}}\) (diện tích vườn hoa)
b) Diện tích vườn hoa hình chữ nhật là :
20 × 15 = 300 (m2)
Diện tích xây bể nước là :
\(300 \times \dfrac{1}{{20}} = 15\,\,\left( {{m^2}} \right)\)
Đáp số : a) \(\dfrac{1}{{20}}\) diện tích vườn hoa
b) 15 m2.
Câu 6
Một tờ giấy hình vuông có cạnh \(\dfrac{2}{5}m\).
a) Tính chu vi, diện tích của tờ giấy.
b) Người ta cắt tờ giấy đó thành các ô vuông, mỗi ô có cạnh \(\dfrac{2}{{25}}m.\)Hỏi được bao nhiêu ô vuông như thế ?
Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức :
- Chu vi hình vuông = cạnh × 4.
- Diện tích hình vuông = cạnh × cạnh.
- Số ô vuông cắt được = diện tích tờ giấy : diện tích một ô vuông.
Lời giải chi tiết:
a) Chu vi của hình vuông là :
\(\dfrac{2}{5} \times 4 = \dfrac{8}{5}\,\,\left( m \right)\)
Diện tích của hình vuông là :
\(\dfrac{2}{5} \times \dfrac{2}{5} = \dfrac{4}{{25}}\,\,\,\left( {{m^2}} \right)\)
b) Diện tích một ô vuông là :
\(\dfrac{2}{{25}} \times \dfrac{2}{{25}} = \dfrac{4}{{625}}\,\,\left( {{m^2}} \right)\)
Nếu cắt ô vuông có cạnh \(\dfrac{2}{{25}}m\) thì cắt được số ô vuông là :
\(\dfrac{4}{{25}}:\dfrac{4}{{625}} = 25\) (ô vuông)
Đáp số : a) \(\dfrac{4}{{25}}{m^2};\)
b) \(25\) ô vuông.
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo tập 2
Học kỳ 1 - SBT i-Learn Smart Start 4
Bài tập cuối tuần 16
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo tập 1
PHẦN ĐỊA LÍ
SGK Toán Lớp 4
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4