Câu 1
Dùng dấu / để ngăn cách bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích dưới đây:
Phương pháp giải:
Trong câu kể Ai làm gì?, chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
Lời giải chi tiết:
Cẩu Khây / hé cửa. Yêu tinh / thò đầu vào, lè lười dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc / đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh / bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây / liền đuổi theo nó.
Câu 2
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có câu kiểu Ai làm gì?.
Phương pháp giải:
- Viết đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
- Nội dung: kể về công việc trực lớp của tổ.
- Sử dụng câu kể Ai làm gì?để kể lại những việc mà các bạn trong tổ đã làm.
Lời giải chi tiết:
Tổ em chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em cùng nhau hoàn thành công việc. Bạn Lan lau bảng. Bạn Hùng và bạn Thắng kê bàn ghế. Bạn Linh lau bàn giáo viên. Các bạn khác trong tổ cùng nhau nhặt rác và quét dọn lớp. Chỉ một loáng, công việc trực nhật đã kết thúc. Trên trán ai cũng lấm tấm mồ hôi nhưng mọi người đều vui vì tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các bạn trong tổ.
Câu 3
Dùng dấu / để ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn em vừa viết.
Lời giải chi tiết:
Tổ em / chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ / đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em / cùng nhau hoàn thành công việc. Bạn Lan / lau bảng. Bạn Hùng và bạn Thắng / kê bàn ghế. Bạn Linh / lau bàn giáo viên. Các bạn khác trong tổ / cùng nhau nhặt rác và quét dọn lớp. Chỉ một loáng, công việc trực nhật đã kết thúc. Trên trán ai cũng lấm tấm mồ hôi nhưng mọi người đều vui vì tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các bạn trong tổ.
Câu 4
Đổi bài cho bạn để kiểm tra kết quả làm bài tập.
Câu 5
Nghe thầy cô đọc và viết vào vở bài sau:
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp một học sinh của nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong.
(Theo Vũ Bội Tuyền)
Câu 6
Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b).
a) ch hay tr?
Ngày hôm qua ở lại ...ong hạt lúa mẹ ...ồng Cánh đồng ...ờ gặt hái ...ín vàng màu ước mong | Ngày hôm qua ở lại ...ên cành hoa ...ong vườn Nụ hồng lớn thêm mãi Đợi đến ngày tỏa hương. Theo Bế Kiến Quốc |
b) uôt hay uôc?
- Cày sâu c...´ bẫm.
- Mua dây b... mình.
- Th... ´ hay tay đảm.
- Ch... gặm chân mèo.
- Thẳng như r... ngựa.
Lời giải chi tiết:
a) ch hay tr?
Ngày hôm qua ở lại Trong hạt lúa mẹ trồng Cánh đồng chờ gặt hái Chín vàng màu ước mong | Ngày hôm qua ở lại Trên cành hoa trong vườn Nụ hồng lớn thêm mãi Đợi đến ngày tỏa hương. Theo Bế Kiến Quốc |
b) uôt hay uôc?
- Cày sâu cuốc bẫm.
- Mua dây buộc mình.
- Thuốc hay tay đảm.
- Chuột gặm chân mèo.
- Thẳng như ruột ngựa.
Chủ đề 1. Chất
Bài 13: Tôn trọng luật giao thông
Bài 8: Yêu lao động
PHẦN 1: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Học kỳ 1 - SBT Global Success 4
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4