Câu 1
Chuẩn bị kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
Gợi ý:
Xem các bức tranh sau để chọn câu chuyện.
a) Những câu chuyện có thật:
- Các cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô từ năm 1492 đến năm 1504 phát hiện ra châu Mĩ.
- Chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng.
- Các cuộc thám hiểm Bắc Cực, Nam Cực, chinh phục đỉnh Ê-vơ-rét,... của nhiều nhà khoa học, thể thao.
b) Những câu chuyện tưởng tượng:
- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ
- Gu-li-vơ du kí của Xuýp, Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Cuộc du lịch kì diệu của Nin Hơ-gớc-xơn của Lác-gớc-lốp,...
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện tham khảo
Mùa hè vừa rồi, bố mua tặng cho em cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Câu chuyện để kề chuyến hành trình, phiêu lưu của chú Dế Mèn tới những vùng đất mới. Câu chuyện rất hay và lôi cuốn em đã miệt mài đọc nó suốt cả mùa hè. Mỗi hành trình của Dế Mèn đều thật đáng nhớ, trong đó em ấn tượng hơn cả là lần Dế Mèn ra tay bênh vực chị Nhà Trò.
Ở vùng đồng cỏ này, ai cũng biết đến Dế Mèn hào hiệp và tốt bụng, thường giúp đỡ, bênh vực kẻ yếu. Dế Mèn thích phiêu lưu đây đó để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và tìm người kết bạn.
Một lần nọ, Dế Mèn đi phiêu lưu qua một vùng cỏ xước xanh dài thì chợt nghe thấy tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước, Dến Mèn gặp chị Nhà Trò đang ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cacnhs yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Dế Mèn đến gần, an ủi mãi chị mới kể rằng:
Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ chị đã phải vay lương ăn của bọn Nhện. Sau đấy, không may mẹ mất đi, còn lại thui thủi có một mình. Mà chị vốn sinh ra đã ốm yếu, kiếm bữa nuôi thân còn chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Không có gì trả nợ, mấy bận bọn Nhện đã đánh chị. Chúng còn đe trên đường về nhà hôm dó sẽ chăng tơ ngang đường để bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt chị. Vừa buồn vừa sợ, chị chỉ biết ngồi gục bên tảng đá mà khóc. Nghe xong, Dế Mèn xòa hai bàn ra bảo: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏa ăn hiếp kẻ yếu”, rồi dắt Nhà Trò đi.
Đi được một quãng thì đến chỗ mai phục của bọn Nhện. Bọn Nhện chăng từ bên nọ sang bên kia biết bao đường tơ. Khi nghe thấy tiếng Dế Mèn hỏi, từ trong hốc đá, một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai Nhện vách nhảy kèm. Troogn mụ đanh đá, nặc nô lắm. Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ Nhện co rút lại rồi cúi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Dế Mèn quát: “Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ dời mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Có phá hết các vòng vây đi không?”.
Bọn Nhện sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồn chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ của Nhà Trò quang hẳn.
Câu 2
Thay nhau kể cho bạn nghe câu chuyện của mình và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
Gợi ý:
Ý nghĩa câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
Câu 3
Thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm xung phong thi kể chuyện trước lớp. Nghe thầy cô hỏi và trả lời về ý nghĩa câu chuyện em vừa kể.
- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Câu 4
Luyện tập quan sát con vật:
1) Đọc bài văn sau:
ĐÀN NGAN MỚI NỞ
Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.
Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.
Tô Hoài
2) Để miêu tả đàn ngan, tác giả bài văn trên đã quan sát những bộ phận nào của chúng? Viết lại vào bảng nhóm những câu miêu tả em cho là hay.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn và làm theo yêu cầu của bài tập rồi điền vào bảng cho hợp lí.
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất chi tiết miêu tả đôi mắt của những chú ngan “Chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước” sự miêu tả ấy khiến em có cảm giác những chú ngan cũng giống như những đứa trẻ, rất đáng yêu.
Unit 6: Funny monkeys!
Chủ đề 6. Nam Bộ
Bài 2. Nước Âu Lạc
Bài tập cuối tuần 16
Bài 6. Ôn tập - VBT Lịch sử 4
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4