Người tiêu dùng thông minh
Câu 1
Kể chuyện tương tác “Tôi thực sự cần gì?”
- Tham gia kể câu chuyện về các con thú nhỏ đòi mẹ mua những món đồ không cầm đến:
+ Thỏ con tai dài muốn mua mũ đội.
+ Chuột túi muốn mua túi đeo.
+ Ngựa con đòi mua giày.
- Giải thích và thuyết phục các con thú nghĩ lại, không mua những món đồ không cần thiết.
Phương pháp giải:
Em tham gia kể chuyện cùng các bạn và đưa ra lời khuyên cho các bạn thú.
Lời giải chi tiết:
- Giải thích và thuyết phục các con thú.
+ Thỏ con tai dài: không nên mua mũ vì bạn có đôi tai dài không thể đội vừa những chiếc mũ thông thường. Hơn nữa đôi tai dài đó cũng có thể che nắng cho thỏ con.
+ Chuột túi: Không nên mua túi đeo vì bạn đã có một chiếc túi rất hữu dụng ở trước bụng.
+ Ngựa con: không nên mua thêm giày vì dưới lòng bàn chân của ngựa con đã có một lớp móng rất dày dặn.
câu 2
- Sử dụng những câu hỏi dưới dưới đây để xử lý những tình huống tiêu dùng:
+ Bạn đã có món đồ đó chưa?
+ Nếu đồ cũ mà vẫn dùng được thì sao?
+ Nếu đồ vật đó hỏng, có cách nào để sửa không?
- Gợi ý tình huống:
+ Bạn muốn mua thêm dây buộc tóc để thay đổi màu dây buộc tóc mỗi ngày.
+ Bạn muốn mua hộp bút mới để thay hộp bút cũ bị rách một góc.
+ Bạn muốn mua….
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý xử lý tình huống:
- Bạn muốn mua thêm cặp tóc để thay đổi màu cặp tóc mỗi ngày:
Bạn hãy nghĩ lại về việc mua thêm cặp tóc vì nó thật sự không cần thiết và lãng phí khi thay đổi đổi màu cặp tóc mỗi ngày.
- Bạn muốn mua thêm hộp bút mới để thay hộp bút cũ đã bị rách một góc:
Mình nghĩ bạn không nên mua thêm hộp bút mới. Bởi vì hộp bút cũ của bạn mới chỉ bị hỏng một chút, chúng ta có thể dùng keo để gắn lại và tiếp tục sử dụng.
Cũ mà vẫn tốt
Câu 1
Chia sẻ kết quả kiểm tra đồ dùng cá nhân
- Liệt kê những món đồ cần mua mới.
- Kể tên những đồ dùng có thể sử dụng lại.
Phương pháp giải:
Em chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả kiểm tra của mình.
Lời giải chi tiết:
- Những món đồ mới cần mua: Học sinh tự liệt kê.
- Những món đồ có thể sử dụng lại: Bút đã hết mực, thước kẻ bị gãy, vỏ chai nhựa, hộp sữa, vở đã viết,....
Câu 2
Thực hành sửa đồ dùng bị hỏng
- Dán lại trang sách.
- Bọc lại sách, vở.
Phương pháp giải:
Em sửa lại những đồ dùng bị hỏng.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện.
Unit 2: My World
Unit 10. Breaktime activities
Unit 1. Hello
Unit 17. My toys
Chủ đề 7: Yêu thương gia đình quý trọng phụ nữ