Câu 1
A là lớp trưởng và thường chơi rất thân với B. Trong giờ kiểm tra toán, một số học sinh quay cóp, trong đó có B và bị cô giáo bắt được, dự kiến sẽ trừ điểm của B cũng như các học sinh quay cóp. Nhân danh lớp trưởng, A xin cô giáo đừng trừ điểm của B.
Em có ý kiến gì về việc làm của A và dự đoán cô giáo sẽ xử lí như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
Theo em, việc làm của A là thiên vị B, thiếu công bằng với các bạn trong lớp. Em dự đoán cô giáo sẽ vẫn trừ điểm của B và phê bình hành vi của A.
Câu 2
Trong tác động của cơ chế kinh tế thị trường, nhiều nơi đã xảy ra hiện tượng tham ô, lấn chiếm đất công, làm nhà trái phép ...
Gợi ý : Em có biết trường hợp nào cụ thể không? Sự việc xảy ra như thế nào? Nếu em được phép giải quyết trường hợp đó thì sẽ làm như thế nào? Ý kiến riêng của em về các trường hợp như tham ô, lấn chiếm đất công… nên xử lí như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
Theo em, những trường hợp tham ô, lấn chiếm đất công là hành vi không công bằng lợi dụng quyền hành , vi phạm pháp luật. những trường hợp đó cần được thông báo cho cơ quan nhà nước để cơ quan nhà nước có hình thức xử phạt phù hợp.
Câu 3
Những tấn vàng của Nhà nước thu về từ kho vàng của Triều đình Huế, nhân dịp phát động Chiến dịch "Tuần lễ vàng" trong kháng chiến chống Pháp được đưa về chiến khu. Ông Nguyễn Văn Ngọ được giao quản lí số vàng đó, làm việc lụi cụi giữa núi rừng vắng vẻ mà không tơ hào, xà xẻo một phân, một li. Vốn là một thợ kim hoàn có tay nghề cao từ thời Pháp thuộc, ông Ngọ đã tham gia hoạt động trong tổ chức Hội Ái hữu của Xưởng Avia Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Cả Nguyễn Lương Bằng khi được cử làm Tổng Giám đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giao cho ông Ngọ quản lí kho vàng ở Việt Bắc, trong rừng Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Được hỏi vì sao trong kháng chiến gian khổ, nhà đông con, nhiều bữa phải ăn bí ngô thay cơm, sống bên đống vàng mà ông vẫn giữ được trọn vẹn lòng trong sạch của mình thì ông nheo mắt cười và đáp :
- Là vì, mỗi khi "trò chuyện" với vàng, "nó" thường "bảo" tôi : Khi thấy người nhìn ta bằng con mắt trong thì ta là vàng, nhưng khi người nhìn ta bằng con mắt đục thì ta sẽ là đất ngay tắp lự ! Thế nên tôi sợ anh ạ !
Tôi ngạc nhiên vội hỏi: Thật vậy hả ông ? Ông nghe được tiếng nói của vàng ?
Ông Ngọ cười lớn : - Không phải lời của vàng đâu mà lòi của ông Cả Nguyễn Lương Bằng đấy. Ông Cả còn dạy thêm : "Nằm bên đống vàng, ta phải có gan coi vàng như sỏi đá. Phải có trách nhiệm giữ gìn của công, nhưng cũng phải bình tĩnh quên nó đi, chớ có tơ hào một phân, một li !". Tôi ngây người, vỡ lẽ, nhìn ông Ngọ kính trọng ông Cả, miệng tôi buột nói : Ra thế ! Thật là chất vàng của người Cộng sản.
Phỏng theo Đỗ Vĩnh Bảo
(Báo Vãn Nghệ ngày 6-7-1946)
Gợi ý : Em suy nghĩ gì về đạo đức của ông Cả Nguyễn Lương Bằng được ông Nguyễn Văn Ngọ kể lại: "Khi thấy người nhìn ta bằng con mắt trong..." và "Nằm bên đống vàng, ta phải có gan coi vàng như sỏi đá…” Em rút ra được điều gì liên quan đến bài học "Chí công vô tư" ?
Lời giải chi tiết:
Em rút ra bài học về “chí công vô tư” mỗi người trong chúng ta đều pahir có trong mình tính công bằng liêm khiết dù ít hay nhiều. vì điều đso sẽ đem lại lợi ích cho tập thể cộng đồng góp phần làm cho nhà nước giàu mạnh xã hội văn minh dân chủ.
Câu 4
Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, ở nước Tần có một vị đại phu rất công minh chính trực tên là Kì Hoàng Dương. Một lần, Tấn Bình Công muốn bổ nhiệm chức huyện lệnh cho Nam Dương, hỏi ý kiến Kì Hoàng Dương. Kì Hoàng Dương thưa :
- Người có đủ tài năng giữ chức trách này, không ai hơn được Giải Hồ.
Tấn Bình Công rất ngạc nhiên vì biết Kì Hoàng Dương và Giải Hồ vốn có nhiều xung khắc, thường hay bài bác nhau, nhưng vẫn nghe theo và tiến cử Giải Hồ.
Lần khác, trong triều thiếu người giữ chức vụ Phán quan, Tấn Bình Công lại hỏi ý kiến của Kì Hoàng Dương. Kì Hoàng Dương thản nhiên thưa :
- Giữ chức vụ này không ai hơn được con trai của thần là Kì Ngọ !
Tấn Bình Công lại ngạc nhiên hơn nhưng vẫn nghe theo, kết quả là Kì Ngọ nắm chức Phán quan, xử lí hết sức công minh, mau lẹ và Giải Hồ giải quyết việc cai trị dân ở Nam Dương đâu vào đó, được mọi người ca ngợi.
Theo Đại Lãn
(Tinh hoa cổ hqc. NXB Đà Nẵng, 2002, tr. 12)
(1) Xuân Thu (Trung Quốc) là thời kì đầy hỗn loạn, người làm quan thường có nhiều thủ đoạn đua chen, hại nhau để giành những chức quan cao sang.
Gợi ý : Câu chuyện này có gì giống và khác với chuyện ông Tố Hiến Thành trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 9 ? Em bình luận thái độ chí công vô tư của Kì Hoàng Dương, rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Tập thể cộng đồng góp phần làm cho nhà nước giàu mạnh xã hội văn minh dân chủ.
- Cả hai ông đều là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
- Việc làm của ông biểu hiện ông là người rất giỏi trong việc dùng người. Ông nhìn nhận được ai là người có năng lực. Ông là một người có đức tính chí công vô tư.
Câu 5
Trống chùa ai vỗ thì thùng,
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng...
Gợi ý : Câu ca dao này phản ánh điều gì ? Em cho rằng sự phản ánh đó đúng hay sai ? Nhân dân ta hay nói "của chùa" với nội dung gì và có liên quan với câu ca dao trên không ?
Lời giải chi tiết:
- Câu ca dao phê phán những người có tính tham lam, tư hữu, vụ lợi. Thấy của chung tập thể thì muốn biến thành của riêng mình bằng mọi cách.
- Sự phản ánh đó là đúng.
- Nhân dân ta hay nói “của chùa” với nội dung là chỉ của cải của chung của xã hội của nhà nước và có liên quan đến câu ca dao.
Văn biểu cảm
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 22
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Sinh 9