Câu 1
Lịch sử hiện đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và chống đế quốc Mĩ (1956 - 1975) thắng lợi. Có hai lần hoà bình được lập lại ở nước ta.
- Em cho biết hòa bình được lập lại ở nước ta lần thứ nhất vào năm nào ? Hoà bình được lập lại ở nước ta lần thứ hai vào năm nào ? Đặc điểm lớn nhất của mỗi lần hoà bình được lập lại ở nước ta là gì ? Có lợi ích gì lớn nhất ?
Lời giải chi tiết:
- Hòa bình được lặp lại lần thư nhất vào năm 1954
- Hòa bình được lặp lại lần thư nhất vào năm 1975
- Đặc điểm lớn nhất của mỗi lần hòa bình được lặp lại chúng ta là hầu hết dùng đàm phán để chiến đấu, và cả hai cuộc kháng chiến đều là chiến đấu vì độc lập dân tộc giành lại tự do hòa bình cho đất nước. Lợi ích lớn nhất là nhân được sự ủng hộ to lớn về mọi mặt cuarnhaan dâ yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Câu 2
Nhân dân ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ để có hoà bình.
Em phân biệt : Thế nào là chiến tranh chính nghĩa ? Thế nào là chiến tranh phi nghĩa ? Thế nào là đấu tranh để bảo vệ hoà bình ? Hoà bình mà nhân dân ta đã giành được có phải trả giá khống ? Em biết gì về sự trả giá này ?
Lời giải chi tiết:
- Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội.
- Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh do giai cấp bóc lột gây ra nhằm đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức, hòng xâm chiếm đất đai, nô dịch các dân tộc khác.
- Đấu tranh để bảo vệ hòa bình là chiến đấu bằng cách dùng thương lượngđể giải quyết mâu thuẫn xung đột, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Hòa bình mà nhân dân ta giành được có phải trả giá. Đó là cuộc chiến tranh thứ nhất làm 10 triệu người chết, chiến tranh thứ 2 khoảng 60 triệu người chết, hơn 300,000 trẻ ở độ tuổi thiếu niên bị buộc phải đi lính cầm sung cứu người, hàng triệu người bị nhiễm chất độc màu da cam…
Câu 3
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp đệ tam của Pháp (tương đương lớp 9 của Việt Nam) xuất bản năm 1979 :
- Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) có 8 - 9 triệu người chết, hàng triệu người bị thương, trong đó có hàng trăm nghìn người là phụ nữ và trẻ em vô tội. Số người bị chết của Pháp khoảng 1.400.000, của Đức là 1.800.000, của Nga là 3.000. 000 người. Kinh tế châu Âu bị đình đốn, đất đai bị bỏ hoang, phần lớn nhà máy, đường giao thông bị phá hoại.
- Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) có gần 60 triệu người chết, nhiêu nước ở châu Âu, một phần nước Nga bị tàn phá nặng nề. Đặc biệt, với hai quả bom nguyên tử do đế quốc Mĩ ném xuống Hi-rô-shi-ma ngày 6-8 -1945 làm chết trong giây lát khoảng 200.000 dân, ném xuống Na-ga-sa-ki ngày 9 - 8 -1945 cũng làm chết số người như trên.
Em suy nghĩ gì về những thông tin của hai cuộc chiến tranh thế giới nêu trên đây ?
Lời giải chi tiết:
Hai cuộc chiến tranh đã gây nên vô vàn mất mát. Hàng trăm triệu người chết, đó là những con số vô cùng lớn, phản ánh sự độc ác tàn tạo của quân xâm lược sự tàn phá vô nhân đạo của chiến tranh vô nhân tính của bọn bạo quân. Chứng tỏ sự tàn bạo tính vô nghĩa của chiến tranh.
Câu 4
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thình lình một tia chớp xuất hiện làm cho mờ mắt, giật mình, rồi sau một giây tối bị co rúm tại chỗ cho đến khi thấy ngôi nhà trước mặt mình bị lay chuyển rồi đổ sập xuống sát chân của tôi... Xung quanh tôi, bao nhiêu cao ốc, lâu đài sập xuống như những vật thể mong manh nghiêng ngả trong chân không. Ngọn lửa bốc mạnh từ đống nhà cửa đổ nát nhanh chóng lan ra thành cơn bão lửa lớn. Tôi thấy đi qua lại trước mặt mình những bóng hình người giống như một dòng những bóng ma tinh quái. Những bóng hình đó hiện ra như đang bị dày vò bởi trận đau khó tả, cánh tay đang rụng khỏi thân hình, bàn tay rơi xuống đất. Những bóng hình đó làm tôi suy nghĩ cho đến chị tôi hiểu rằng đó là hình bóng của bao người bị ngọn lừa tàn bạo thiêu huỷ xương, thịt cháy khét. Lửa cháy khắp nơi, lan rộng như bão tố trong chốc lát. Đường sá ngập xác người chết cháy thui, co quắp lại, bị chết đúng lúc họ đang cố chạy thoát khỏi đám cháy. Có người chết nằm xoài ra giữa đất, co rúm lại như có người khổng lồ từ núi cao đổ lửa xuống.
Hi-rô-shi-ma không còn là một thành phố mà chỉ còn là một sa mạc lửa. Phía đông, phía tây, tất cả đều bị san bằng, tất cà đều bị thiêu trụi...
Theo Mi-shi-hi-cỏ Ha-shi-y-a - Báo Hi-rô-shi-ma.
(Nguyên Nghĩa Dân dịch từ sách giáo khoa Lịch sử lớp đệ tam của Pháp - 1979)
Phương pháp giải:
Trên đây là lời kể lại của một người sống sót sau trận bom nguyên tử ở Hi-rô-shi-ma. Như đã thông tin trên đây, sô người chết ở đây trong giây lát khoảng 200.000 người. Tất nhiên còn rất nhiều người bị phóng xạ nguyên tử và chết dần chết mòn sau đó.
Em suy nghĩ gì về chiến tranh, về bom nguyên tử, về thế giới đang cùng nhau cấm dùng vũ khí giết người hàng loạt ? Em suy nghĩ gì về một thế giới không có bom nguyên tử ?
Lời giải chi tiết:
Theo em, chiến tranh luôn luôn là mất mát và không mang lại kết quả gì ngoài gây khổ đau cho người dân nhất là bom nguyên tử thứ vũ khí nguy hiểm và gây nên vô vàn hệ lụy về hàng nghín năm sau. Thế giới không có bom nguyên tử thì người dân trên thế giới sẽ không phải chịu đau khổ đó sẽ trở thế giới hòa bình hạnh phúc.
Câu 5
Chất độc màu da cam do đế quốc Mĩ thả xuống ở miền Nam Việt Nam trong chiến tranh xâm lược nước ta đã gây nhiều hậu quả khủng khiếp cho môi trường sinh thái miền Nam, đặc biệt đồng bào nhiễm chất độc đó sinh con quái thai, dị dạng... (Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kì thì trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mĩ rải xuống các vùng rừng và dân cư miền Nam Việt Nam 72 triệu lít hoá chất diệt cỏ, làm rụng lá cây. Trong đó có 44 triệu lít chất độc da cam của Mĩ. Ngoài ra, MT còn rải 15 loại hoá chất khác như chất gây cháy phốt pho, chất làm ngạt thở CS, chất đầu độc thần kinh VX, chất diệt côn trùng ĐT v.v...
Cả nước ta, trong 30 năm sau chiến tranh có trên 1 triệu trẻ em và người lớn bị di chứng chất độc da cam. Hàng chục vạn người đã chết. Trên 194.000 em bé dưới 15 tuổi hiện đang phải gánh chịu nỗi bất hạnh, từng ngày quằn quại, đau đớn
Phương pháp giải:
Em có biết hiện nay, nhân dân ta đang làm gì để tích cực giải quyết vấn đề này không ? Hãy nêu một số ví dụ cụ thể mà em biết qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc ngay ở địa phương em đang sống.
Lời giải chi tiết:
Theo em biết, hiện nay nhà nước ta vẫn tích cực tìm kiếm những vùng mà chất độc màu da cam còn sót lại và di rời người dân khỏi những vùng đó và hỗ trợ kinh tế cho những gia đình đang chịu sự hoành hành của chất độc màu da cam.
Đề thi vào 10 môn Văn Cao Bằng
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Chương III. QUANG HỌC
Bài 30
Đề thi vào 10 môn Anh Hải Dương