Bài 5. Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán về đo đạc và gấp hình
Bài tập cuối chương III
Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Bài 1. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Thực hành 1
Bảng dữ liệu sau cho biết số cá bắt được khi cất vó trong mỗi giờ từ 7 giờ đến 12 giờ của bạn Cát. Em hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng dữ liệu này.
Phương pháp giải:
Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian
- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia
Bước 2:
- Tại mỗi mốc thời gian trên tục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:
- Ghi tên biểu đồ
- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng
- Ghi đơn vị trên 2 trục
Lời giải chi tiết:
Vận dụng 1
Trong các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc trong biều đồ ở Ví dụ 2, em hãy cho biết:
a) Đoạn nào dốc lên? Đoạn nào dốc xuống?
b) Ngày nào lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa?
Phương pháp giải:
a) Quan sát đường gấp khúc từ trái qua phải
b) Đọc số liệu được ghi trên các điểm có đánh dấu
+ Xác định số liệu lớn hơn 100
+ Kiểm tra xem số liệu đó ứng với ngày nào.
Lời giải chi tiết:
a) * Đoạn dốc lên: + Từ thứ Hai đến thứ Ba
+ Từ thứ Ba đến thứ Tư
+ Từ thứ Sáu đến thứ Bảy
+ Từ thứ Bảy đến thứ Chủ nhật
* Đoạn dốc xuống: + Từ thứ Tư đến thứ Năm
+ Từ thứ Năm đến thứ Sáu
b) Ngày thứ Bảy và Chủ nhật lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa.
Thực hành 2
Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau:
Phương pháp giải:
+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
+ Đơn vị thời gian là gì?
+ Thời điểm nào số liệu cao nhất, thấp nhất?
+ Số liệu tăng, giảm trong những khoảng thời gian nào?
Lời giải chi tiết:
+ Biểu đồ biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh
+ Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là mm
+ Tháng 9 có lượng mưa trung bình cao nhất
+ Tháng 2 có lượng mưa trung bình thấp nhất
+ Lượng mưa tăng giữa các tháng: 2 – 3 ; 3 – 4; 4 – 5; 5 – 6; 8 – 9.
+ Lượng mưa giảm giữa các tháng: 1 – 2 ; 6 –7 ; 7 – 8; 9 – 10; 10 – 11; 11 – 12.
Vận dụng 2
Nếu quy ước rằng lượng mưa của mỗi tháng trong mùa mưa phải trên 100 mm, em hãy cho biết mùa mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh thường bắt đầu từ tháng nào và đến tháng nào thì kết thúc.
Phương pháp giải:
Tìm khoảng thời gian giữa các tháng mà lượng mưa đều trên 100 mm
Lời giải chi tiết:
Ta thấy từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình đều trên 100 mm.
Vậy mùa mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh thường bắt đầu từ tháng 5 và đến tháng 11 thì kết thúc.
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7