HĐ2
Cho phương trình \(\sqrt {26{x^2} - 63x + 38} = 5x - 6\)
a) Bình phương hai vế và giải phương trình nhận được
b) Thử lại các giá trị x tìm được ở câu a có thỏa mãn phương trình đã cho hay không
Lời giải chi tiết:
a) Bình phương hai vế của phương trình \(\sqrt {26{x^2} - 63x + 38} = 5x - 6\) ta được:
\(26{x^2} - 63x + 38 = {(5x - 6)^2}\)
\( \Leftrightarrow 26{x^2} - 63x + 38 = 25{x^2} - 60x + 36\)
\( \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 2 = 0\)
\( \Leftrightarrow x = 1\) hoặc \(x = 2\)
b) Thử lại:
Với x = 1 thay vào phương trình đã cho ta được:
\(\sqrt {{{26.1}^2} - 63.1 + 38} = 5.1 - 6\)
\( \Leftrightarrow 1 = - 1\)(vô lý)
Với x=2 thay vào phương trình đã cho ta được:
\(\sqrt {{{26.2}^2} - 63.2 + 38} = 5.2 - 6\)
\( \Leftrightarrow \sqrt {16} = 4 \Leftrightarrow 4 = 4\) (luôn đúng)
Vậy giá trị x=2 thỏa mãn phương trình đã cho
Luyện tập 2
Giải các phương trình sau:
a) \(\sqrt {2{x^2} + x + 3} = 1 - x\)
b) \(\sqrt {3{x^2} - 13x + 14} = x - 3\)
Phương pháp giải:
Bước 1: Bình phương hai vế và giải phương trình nhận được
Bước 2: Thử lại các giá trị x tìm được ở câu a có thỏa mãn phương trình đã cho hay không và kết luân nghiệm
Lời giải chi tiết:
a) \(\sqrt {2{x^2} + x + 3} = 1 - x\)
Bình phương hai vế của phương trình ta được:
\(2{x^2} + x + 3 = 1 - 2x + {x^2}\)
Sau khi thu gọn ta được \({x^2} + 3x + 2 = 0\). Từ đó x=-1 hoặc x=-2
Thay lần lượt hai giá trị này của x vào phương trình đã cho ta thấy cả hai giá trị \(x = - 1;x = - 2\) đều thỏa mãn
Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \left\{ { - 1; - 2} \right\}\)
b) \(\sqrt {3{x^2} - 13x + 14} = x - 3\)
Bình phương hai vế của phương trình ta được:
\(3{x^2} - 13x + 14 = {x^2} - 6x + 9\)
Sau khi thu gọn ta được \(2{x^2} - 7x + 5 = 0\). Từ đó \(x = 1\) hoặc \(x = \frac{5}{2}\)
Thay lần lượt hai giá trị này của x vào phương trình đã cho ta thấy không có giá trị nào của x thỏa mãn
Vậy phương trình vô nghiệm
Vận dụng
Bác Việt sống và làm việc tại trạm hải đăng cách bờ biển 4km. Hằng tuần bác chèo thuyền vào vị trí gần nhất trên bờ biển là bến Bính để nhận hàng hóa do cơ quan cung cấp. Tuần này, do trục trặc về vận chuyển nên toàn bộ số hàng vẫn đang nằm ở Thôn Hoành, bên bờ biển cách bến Bính 9,25 km và sẽ được anh Nam vận chuyển trên con đường dọc bờ biển tới bến Bính bằng xe kéo. Bác Việt đã gọi điện thống nhất với anh Nam là họ sẽ gặp nhau ở vị trí nào đó giữa bến Bính và thôn Hoành để hai người có mặt tại đó cùng lúc, không mất thời gian cờ nhau. Tìm vị trí hai người dự định gặp nhau, biết rằng vận tốc kéo xe của anh Nam là 5 km/h và thuyền của bác Việt di chuyển với vân tốc 4 km/h. Ngoài ra giả thiết rằng đường bờ biển từ thôn Hoành đến bến Bính là đường thẳng và bác Việt cũng chèo thuyền tới một điểm trên bờ biền theo một đường thẳng.
Phương pháp giải:
Để hai người không phải chờ nhau thì thời gian chèo thuyền bằng thời gian kéo xe => lập phương trình.
Giải phương trình này sẽ tìm được vị trí hai người dự định gặp nhau.
Lời giải chi tiết:
Giả sử bác Việt chèo thuyền cập bến ở vị trí M và ta đặt BM=x (km) (x>0)
Ta có: MC=BC-BM=9,25-x (km)
Thời gian di chuyển của anh Nam đến điểm hẹn gặp nhau là \(\frac{{9,25 - x}}{5}\)\(\)(giờ)
Tam giác ABM vuông tại B, nên ta có:
\(\)\(A{M^2} = A{B^2} + B{M^2} = {x^2} + 16\)
=> \(AM = \sqrt {{x^2} + 16} \) (km)
Thời gian di chuyển của bác Việt đến điểm hẹn găp nhau là: \(\frac{{\sqrt {{x^2} + 16} }}{4}\) (giờ)
Để hai người không phải chờ nhau thì ta có phương trình:
\(\frac{{\sqrt {{x^2} + 16} }}{4} = \frac{{9,25 - x}}{5}\)\( \Leftrightarrow 5\sqrt {{x^2} + 16} = 37 - 4x\)
Bình phương hai vế của phương trình trên ta được:
\(25({x^2} + 16) = 16{x^2} - 296x + 1369\)
\( \Leftrightarrow 9{x^2} + 296x - 969 = 0\)
\( \Leftrightarrow x = 3\) hoặc \(x = - \frac{{323}}{9}\)
Thử lại ta thấy cả hai giá trị của x đều thỏa mãn
Mà x>0 nên ta chọn x=3
Vậy vị trí hai người gặp nhau cách bến Bính 3km và cách thôn Hoành 6,25 km
SBT FRIENDS GLOBAL
Đề thi giữa kì 1
Tổng hợp danh pháp các nguyên tố hóa học
Phần mở đầu
Chủ đề 5. Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Chuyên đề học tập Toán - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Toán Lớp 10
SBT Toán - Cánh Diều Lớp 10
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Toán - Cánh diều Lớp 10
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10