Hoạt động 5
1. Nội dung câu hỏi
Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không vượt quá 20. Xét biến cố A: “Số được viết ra là số chia hết cho 2” và biến cố B: “Số được viết ra là số chia hết cho 7”.
a) Tính \(P(A);\,P(B);\,P(A \cup B);\,P(A \cap B)\).
b) So sánh \(P(A \cup B)\) và \(P(A) + P(B) - P(A \cap B)\).
2. Phương pháp giải
- Liệt kê các phần tử của không gian mẫu, các biến cố.
- Tìm xác suất của từng biến cố.
3. Lời giải chi tiết
\(\Omega = \{ 1;2;3;4;5;6;7;8;9;10;11;12;13;14;15;16;17;18;19;20\} \).
\(A = \{ 2;4;6;8;10;12;14;16;18;20\} \); \(B = \{ 7;14\} \).
\(A \cup B = \{ 2;5;6;7;8;10;12;14;16;18;20\} \); \(A \cap B = \{ 14\} \).
a) \(P(A) = \frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2};P(B) = \frac{2}{{20}} = \frac{1}{{10}};P(A \cup B) = \frac{{11}}{{20}};P(A \cap B) = \frac{1}{{20}}\).
b) \(P(A) + P(B) - P(A \cap B) = \frac{1}{2} + \frac{1}{{10}} - \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{20}}\)
⇨ \(P(A) + P(B) - P(A \cap B) = P(A \cup B)\).
Luyện tập 5
1. Nội dung câu hỏi
Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Xét biến cố A: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 7” và biến cố B: “Số xuất hiện trên thẻ được rút là số chia hết cho 11”. Tính \(P\left( {A \cup B} \right)\).
2. Phương pháp giải
Dựa vào công thức \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\) để tính.
3. Lời giải chi tiết
\(\begin{array}{l}n\left( \Omega \right) = 52\\n\left( A \right) = 6 \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{6}{{52}} = \frac{3}{{26}}\\n\left( B \right) = 4 \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{4}{{52}} = \frac{1}{{13}}\\ \Rightarrow P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = \frac{3}{{26}} + \frac{1}{{13}} = \frac{5}{{26}}\end{array}\).
Hoạt động 6
1. Nội dung câu hỏi
Xét các biến cố độ lập A và B trong Ví dụ 4.
a) Tính P(A); P(B) và P(A\( \cap \)B).
b) So sánh P(A\( \cap \)B) và P(A).P(B).
2. Phương pháp giải
- Dùng cách liệt kê để biểu diễn không gian mẫu và các biến cố.
- Tìm tập hợp thành phần.
- Tìm xác suất của từng biến cố.
3. Lời giải chi tiết
- Cách chọn 2 quả bóng trong 7 quả bóng là: 42.
- Cách chọn 2 quả bóng sao cho quả bóng màu xanh được lấy ra ở lần thứ nhất là: 21.
- Cách chọn 2 quả bóng sao cho quả bóng màu đỏ được lấy ra ở lần thứ hai là: 24.
- Cách chọn 2 quả bóng sao cho quả bóng màu xanh được lấy ra ở lần thứ nhất và quả bóng màu đỏ được lấy ra ở lần thứ hai là: 12.
a) \(P(A) = \frac{{21}}{{42}} = \frac{1}{2};\,P(B) = \frac{{24}}{{42}} = \frac{4}{7};\,P(A \cap B) = \frac{{12}}{{42}} = \frac{2}{7}\).
b) \(P(A).P(B) = \frac{1}{2}.\frac{4}{7} = \frac{2}{7}\) => \(P(A).P(B) = P(A \cap B)\).
Luyện tập 6
1. Nội dung câu hỏi
Một xưởng sản xuất có hai máy chạy độc lập với nhau. Xác suất để máy I và máy II chạy tốt lần lượt là 0,8 và 0,9. Tính xác suất của biến cố C: “Cả hai máy của xưởng sản xuất đều chạy tốt”.
2. Phương pháp giải
Dựa vào công thức\(P(A).P(B) = P(A \cap B)\) để tính.
3. Lời giải chi tiết
\(P(A).P(B) = P(C) \Rightarrow P\left( C \right) = 0,8.0,9 = 0,72\).
Unit 8: Health and Life expectancy
Chương 1. Sự điện li
Bài 11: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Chủ đề 6: Kĩ thuật thủ môn
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11