CH1
CH1
Hãy trình bày vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất, nước và chất thải rắn.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của các ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong việc xử lí:
Ô nhiễm môi trường đất: giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, giúp thực vật phát triển tốt hơn.
Ô nhiễm môi trường nước: các chất hữu cơ nhiễm bẩn chuyển thành chất vô cơ như CO2, H2O; giải quyết các sự cố dầu loang giúp bảo vệ môi trường biển …
Chất thải rắn: phân hủy các chất khó phân hủy, gây độc trong môi trường thành chất vô cơ, không độc, sản phẩm sử dụng lại (khí methane, bùn hữu cơ, khí biogas).
CH2
CH2
Khảo sát thực trạng môi trường đất, nước tại địa phương. Từ đó, đưa ra các biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả hơn.
Gợi ý:
- Quan sát, chụp hình và ghi chép lại các loại chất thải hữu cơ, vô cơ, nước thải ở địa phương.
- Viết báo cáo thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương:
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Đề xuất biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường đất, nước tại địa phương.
CH3
CH3
Hãy cho biết những ưu điểm của việc xử lí ô nhiễm môi trường bằng vi sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của việc xử lí môi trường bằng vi sinh vật:
Đơn giản, dễ thực hiện.
Bảo vệ môi trường theo cách bền vững, không gây tổn hại cho các sinh vật khác.
Giúp cân bằng môi trường đang ô nhiễm, giúp hệ sinh vật đang sống ở môi trường đó ổn định hơn.
Tạo các sản phẩm trung gian có lợi ích cho con người như: phân hữu cơ, khí sinh học, bùn hữu cơ …
CH4
CH4
Kể tên các thành tựu của công nghệ vi sinh vật trong việc xử lí ô nhiễm môi trường.
Lời giải chi tiết:
Thành tựu của công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường:
Hầm biogas xử lí rác thải hữu cơ thành bùn hữu cơ, phân bón, khí sinh học để sử dụng trong hộ gia đình.
Xử lí chất thải trong trồng trọt (rơm rạ, thân ngô …) bằng vi sinh vật giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí khi đốt theo cách truyền thống, tạo ra bùn hữu cơ.
Sử dụng các chế phẩm sinh học như AT-TT5, BIOTECH để xử lí đất nhiễm mặn, nhiễm phèn …
CH5
CH5
Hãy so sánh phương pháp phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
Lời giải chi tiết:
Giống nhau:
Là hai phương pháp được ứng dụng song song trong việc xử lí chất thải.
Sản phẩm được tạo ra là hỗn hợp khí.
Giúp bảo vệ môi trường bền vững.
Khác nhau:
CH6
CH6
Lập kế hoạch thu gom pin (đã sử dụng) và chai lọ thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương.
CH7
CH7
Hãy kể tên một số vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường.
Lời giải chi tiết:
Một số vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường là:
Vi khuẩn kị khí: Closdium, Bipiclobacterium, Bacillus gram âm …
Vi khuẩn hiếu khí: Azobacter, Vibrio, Cellulomonas, Cellvibrio …
CH8
CH8
Bác Hưng đi qua chợ thấy người ta vứt nhiều rau xanh (rau muống, cải …). Bác nghĩ mình có thể nhặt đem về ủ để tạo khí sinh vật sử dụng cho đun nấu trong gia đình. Theo em, suy nghĩ của bác Hưng có đúng không? Nếu đúng, em hãy mô tả cách tạo khí sinh học từ rau xanh.
CH9
CH9
Hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi và trồng trọt.
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của công nghệ tạo khí sinh học bởi vi sinh vật:
Sản phẩm được tạo ra sau quá trình xử lí được sử dụng làm phân bón cây trồng.
Khí sinh ra dùng trong rất nhiều mục đích khác nhau: đun trực tiếp, nén, hóa lỏng hoặc chuyển hóa thành điện năng.
Giúp con người giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn, xử lí ô nhiễm nước, đồng thời làm tăng giá trị của sản xuất nông nghiệp.
CH10
CH10
Công ty TNHH X kinh doanh sản xuất đồ đóng hộp. Ghi nhận hằng năm cho thấy công ty có lượng lớn rác thải rắn, đặc biệt là rác thải hữu cơ (vỏ trái cây, xương cá, …) và cần tốn rất nhiều chi phí để giải quyết lượng rác thải này, gây ảnh hưởng đến nguồn thu của công ty. Nếu trên cương vị là một chuyên viên xử lí rác thải, em sẽ tư vấn biện pháp xử lí rác thải nào cho công ty X để vừa giảm chi phí, vừa đảm bảo an toàn cho môi trường?
Lời giải chi tiết:
Em sẽ tư vấn biện pháp xử lý rác thải theo phương pháp hiếu khí:
Có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình công nghệ xử lí chất thải rắn như:
Ủ rác thành đống có đảo trộn.
Phù hợp với các loại rác thải có nguồn gốc động vật, dầu mỡ.
Điểm trừ: khó kiểm soát mùi và nước rỉ rác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm ở khu vực xử lí.
Rác được chất đống từ 1,5 - 2,5m; rộng 4 - 5m, đảo trộn thủ công hoặc bằng máy khoảng 2 lần/tuần.
Ủ rác thành đống không đảo trộn và thổi khí.
Phù hợp với hỗn hợp chất đồng nhất, số lượng lớn, không phù hợp với phế phẩm nguồn động vật và dầu mỡ.
Rác ủ thành đống 2 - 2,5m; bổ sung thêm các nguyên liệu làm thoáng khí như vụn gỗ, giấy báo cũ … phía dưới lắp thêm hệ thống ống khí cugn cấp oxygen.
Ưu điểm: kiểm soát được mùi hôi do quá trình phân hủy rác, nhanh hơn.
CH11
CH11
Hãy lập kế hoạch xây dựng hầm biogas cho các hộ chăn nuôi ở địa phương.
Gợi ý:
- Mục tiêu (xây hầm biogas thu khí sinh học để nấu ăn, thắp sáng, giảm ô nhiễm môi trường …).
- Địa điểm (chú ý thuận lợi cho việc xây dựng, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường …).
- Kích thước hầm biogas (bao gồm hầm đầu vào, hầm biogas, bể đầu ra, …).
- Nguyên vật liệu (gạch, xi măng, sắt, thép, ống nhựa PVC, …).
- Chi phí vật liệu, nhân công …
- Thời gian thực hiện.
- …
CH12
CH12
Hãy thiết kế hồ xử lí rác thải hữu cơ cho các hộ gia đình ở nông thôn.
Unit 9. Types of Clothing
Đề thi học kì 2
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Chương 8. Địa lí dân cư
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10