Câu 9
Tính thể tích của hình khối được tạo thành từ những hình sau:
Trả lời: Thể tích của hình khối được tạo thành từ:
Hình A:...................................
Hình B:...................................
Hình C:...................................
Hình D:..................................
Phương pháp giải:
- Thể tích hình hộp chữ nhật = chiều dài x chiều rộng x chiều cao
- Thể tích hình lập phương = cạnh x cạnh x cạnh
Lời giải chi tiết:
- Hình khối tạo từ hình A là hình hộp chữ nhật có chiều dài 3cm, chiều rộng 2 cm, chiều cao 2 cm
Thể tích của hình A là: 3 x 2 x 2 = 12 (cm3)
- Hình khối tạo từ hình B là hình hộp chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2 cm, chiều cao 3 cm
Thể tích của hình B là: 4 x 2 x 3 = 24 (cm3)
- Hình khối được tạo từ hình C là hình lập phương có cạnh 2 cm.
Thể tích của hình C là: 2 x 2 x 2 = 8 (cm3)
- Hình khối được tạo từ hình D là hình lập phương có cạnh 3 cm.
Thể tích của hình D là: 3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
Ta điền như sau:
Hình A: 12 cm3
Hình B: 24 cm3
Hình C: 8 cm3
Hình D: 27 cm3
Câu 10
Ghế hộp đa năng là đồ dùng khá tiện dụng, vừa ngồi vừa có thể để đồ vật bên trong. Ghế có dạng hình lập phương cạnh 38cm.
a) Tính thể tích chiếc ghế đó.
b) Khi gấp lại, chiếc ghế có chiều dài 38cm, chiều rộng 38cm, chiều cao 5cm. Tính thể tích chiếc ghế khi được gấp lại. Thể tích đã giảm bao nhiêu lần khi được gấp lại?
Phương pháp giải:
a) Thể tích chiếc ghế = cạnh x cạnh x cạnh
b) Thể tích chiếc ghế khi gấp lại = chiều dài x chiều rộng x chiều cao
Thể tích giảm đi số lần khi được gấp lại = Thể tích chiếc ghế : thể tích chiếc ghế khi gấp lại
Lời giải chi tiết:
a) Thể tích chiếc ghế đó là:
38 x 38 x 38 = 54 872 (cm3)
b) Thể tích chiếc ghế khi gấp lại là:
38 x 38 x 5 = 7 220 (cm3)
Thể tích giảm đi số lần khi được gấp lại là:
54872 : 7220 = 7,6 (lần)
Đáp số: a) 54 872 cm3
b) 7 220 cm3 ; 7,6 lần
Câu 11
Một hộp quà sinh nhật có dạng hình lập phương. Dây ruy – băng để làm nơ và trang trí cho hộp quà (xem hình bên) dài 108cm, biết phần dây thắt nơ dài 12cm. Tính thể tích của hộp quà đó.
Phương pháp giải:
Bước 1: Độ dài đoạn dây không thắt nơ = chiều dài dây ruy – băng – độ dài phần dây thắt nơ
Bước 2: Độ dài cạnh của chiếc hộp hình lập phương = Độ dài đoạn dây không thắt nơ : 8
Bước 3: Thể tích của hộp quà đó = cạnh x cạnh x cạnh
Lời giải chi tiết:
Độ dài đoạn dây không thắt nơ là:
108 – 12 = 96 (cm)
Quan sát hình vẽ ta thấy đoạn dây được trang trí trên 6 mặt của hình lập phương.
Độ dài cạnh của chiếc hộp hình lập phương là:
96 : 8 = 12 (cm)
Thể tích của hộp quà đó là:
12 x 12 x 12 = 1 728 (cm3)
Đáp số: 1 728 cm3
Câu 12
Để tự trồng rau sạch, chị Nga mua 5 chiếc chậu nhựa. Mỗi chậu có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 67cm, chiều rộng 24cm, chiều cao 20cm. Tính thể tích phần đất chị Nga cần chuẩn bị cho 5 chậu nếu mỗi chậu đều đổ đầy đất.
Phương pháp giải:
Bước 1: Thể tích của một chiếc chậu = chiều dài x chiều rộng x chiều cao
Bước 2: Thể tích phần đất cần chuẩn bị = Thể tích của một chiếc chậu x 5
Lời giải chi tiết:
Thể tích của một chiếc chậu là:
67 x 24 x 20 = 32 160 (cm3)
Thể tích phần đất cần chuẩn bị là:
32 160 x 5 = 160 800 (cm3)
Đáp số: 160 800 cm3
Câu 13
Một lớp học có chiều dài 9m, chiều rộng 7,5m, chiều cao 3,4m.
a) Tính thể tích của lớp học trên.
b) Nếu mỗi học sinh được hưởng 6m3 không khí thì với số học sinh như lớp em hiện tại cần phòng học có thể tích là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
a) Thể tích của lớp học bằng = chiều dài x chiều rộng x chiều cao
b) Thể tích phòng học = Số mét vuông không khí mỗi học sinh được hưởng x số học sinh của lớp em
Lời giải chi tiết:
a) Thể tích của lớp học là:
9 x 7,5 x 3,4 = 229,5 (m3)
b) Số học sinh của lớp em là 40 học sinh
Số học sinh như lớp em hiện tại cần phòng học có thể tích là:
6 x 40 = 240 (m3)
Đáp số: a) 229,5 m3
b) 240 m3
Lưu ý: Số học sinh mỗi lớp có thể khác nhau. Học sinh tính theo số lượng học sinh của lớp mình.
Bài tập cuối tuần 32
TẢ NGƯỜI
Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 1
Tuần 13: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
Chủ đề 2 : Tập soạn thảo văn bản với phần mềm Word