Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Câu 1
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ. Biết rằng BC = 3 cm; AB = 6 cm. Diện tích xung quanh của một hình trụ bằng:
(A) \(18\pi \,\,c{m^2}\) (B) \(26\pi \,\,c{m^2}\)
(C \(36\pi \,\,c{m^2}\) (D) \(38\pi \,\,c{m^2}\)
Phương pháp giải:
Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy \(r\) và chiều cao \(h\) là \({S_{xq}} = 2\pi rh\)
Lời giải chi tiết:
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ có bán kính đáy \(R = BC = 3cm\) và chiều cao \(DC = AB = 6cm\) nên diện tích xung quanh hình trụ là \({S_{xq}} = 2\pi Rh = 2\pi .3.6 = 36\pi \left( {c{m^2}} \right)\)
Chọn C.
Câu 2
Một hình trụ có đường kính đáy d là 12,6 cm, diện tích xung quanh bằng 333,5 cm2. Khi đó, chiều cao h của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi = 3,14)\):
(A) 7,9 cm (B) 8,2 cm
(C 8,4 cm (D) 9,2 cm
Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng.
Phương pháp giải:
Tính bán kính đáy \(r = \dfrac{d}{2}\)
Từ công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy \(r\) và chiều cao \(h\) là \({S_{xq}} = 2\pi rh\) ta tính được chiều cao \(h.\)
Lời giải chi tiết:
Bán kính đáy hình trụ là \(r = \dfrac{d}{2} = \dfrac{{12,6}}{2} = 6,3cm\)
Gọi chiều cao hình trụ là \(h\) thì diện tích xung quang hình trụ là \(S = 2\pi rh = 2\pi .6,3.h = 12,6\pi .h\)
Từ đề bài ta có \(12,6\pi h = 333,5 \Leftrightarrow h = \dfrac{{333,5}}{{12,6\pi }}\)\( \approx 8,4cm\)
Chọn C.
Câu 3
Một hình trụ có thể tích 147,4 cm2, chiều cao 7,5 cm. Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai thì bán kính đáy r của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi = 3,14\) ):
(A) 2,2 cm (B) 2,5 cm
(C 2,8 cm (D) 3,2 cm
Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng.
Phương pháp giải:
Thể tích hình trụ \(V = \pi {r^2}h\) với \(r\) là bán kính đáy và \(h\) là chiều cao hình trụ.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(r\left( {r > 0} \right)\) là bán kính đáy của hình trụ
Thể tích hình trụ là \(V = \pi {r^2}h = \pi {r^2}.7,5\)
Theo đề bài ta có \(7,5\pi {r^2} = 147,2 \Leftrightarrow {r^2} = \dfrac{{147,2}}{{7,5\pi }}\)\( \Rightarrow r = \sqrt {\dfrac{{147,2}}{{7,5\pi }}} \approx 2,5cm\)
Chọn B.
Đề thi vào 10 môn Văn Thừa Thiên - Huế
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Đề thi vào 10 môn Toán Đắk Lắk
Bài 8: Năng động, sáng tạo
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Long