Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Câu 1
Căn bậc hai của số \(25\) có giá trị là
A. Số \(5\)
B. Số \(\sqrt {25} \)
C. Số \( - 5\)
D. Số \(5\) và số \( - 5\)
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa: Căn bậc hai của số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \({x^2} = a.\)
Từ đó tìm số x sao cho \({x^2} = 25\) rồi chọn đáp án thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({5^2} = 25\) và \({\left( { - 5} \right)^2} = 25\)
Vậy căn bậc hai của \(25\) là \(5\) và \(\left( { - 5} \right)\).
Đáp án cần chọn là D.
Chú ý khi giải:
- Khái niệm căn bậc hai của một số và cách tìm.
- Một số em nhầm sang tìm căn bậc hai số học nên chỉ tìm ra một số là \(5\) dẫn đến chọn sai đáp án. Ở đây vì đề bài hỏi căn bậc hai nên ta nhớ rằng một số dương có hai căn bậc hai là hai số đối nhau.
Câu 2
Căn bậc hai số học của số \(36\) là
A. Số \(\sqrt {36} \) và số \( - \sqrt {36} \)
B. Số \(6\) và số \(\left( { - 6} \right)\)
C. Số \(\sqrt {36} \)
D. Số \( - \sqrt {36} \)
Phương pháp giải:
- Sử dụng định nghĩa: Căn bậc hai số học của số dương \(a\) là số \(\sqrt a .\)
Lời giải chi tiết:
Số 36 có căn bậc hai là \(\sqrt {36} \) và \( - \sqrt {36} \).
Căn bậc hai số học của \(36\) là \(\sqrt {36} \).
Đáp án cần chọn là C.
Chú ý khi giải:
Phân biệt căn bậc hai và căn bậc hai số học.
CHƯƠNG I. CĂN BẬC HAI - CĂN BẬC BA
Unit 9: English in the world
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 2
HỌC KÌ 2
Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên