Bài 1. Tứ giác
Bài 2. Hình thang
Bài 3. Hình thang cân
Bài 4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang
Bài 5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang
Bài 6. Đối xứng trục
Bài 7. Hình bình hành
Bài 8. Đối xứng tâm
Bài 9. Hình chữ nhật
Bài 10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Bài 11. Hình thoi
Bài 12. Hình vuông
Ôn tập chương I. Tứ giác
Câu 14.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Cho các điểm \(A, B, C, D\) như trên hình 35. Hai điểm \(A\) và \(B\) đối xứng với nhau qua đường thẳng \(CD\) nếu
(A) \(AC=BC\)
(B) \(CD\bot AB\)
(C) \(AD=BD\)
(D) Có hai trong ba điều kiện trên.
Phương pháp giải:
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng \(d\) nếu \( d\) là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Giải chi tiết:
Chọn D.
Giải thích:
+) Nếu \(AC=BC\) thì \(C\) thuộc đường trung trực của \(AB\) và \(CD\bot AB\) nên \(CD\) là trung trực của \(AB\).
+) Nếu \(AD=BD\) thì \(D\) thuộc đường trung trực của \(AB\) và \(CD\bot AB\) nên \(CD\) là trung trực của \(AB\).
+) Nếu \(AC=BC\), \(AD=BD\) thì \(C, D\) thuộc đường trung trực của \(AB\). Do đó \(CD\) là đường trung trực của \(AB\).
Vậy chỉ cần hai trong ba điều kiện thì hai điểm \(A\), \(B\) đối xứng nhau qua đường thẳng \(CD\).
Câu 15.
Nối mỗi ý của cột bên trái với một ý của cột bên phải để được khẳng định đúng.
Phương pháp giải:
- Đường thẳng \(d\) gọi là trục đối xứng của hình \(H\) nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình \(H\) qua đường thẳng \(d\) cũng thuộc hình \(H.\)
- Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.
Giải chi tiết:
Ta nối như sau: a - 3; b - 1.
Câu 16.
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) Đường trung trực của một đoạn thẳng là trục đối xứng của đoạn thẳng đó.
b) Đường phân giác của một góc là trục đối xứng của góc đó.
c) Đường trung tuyến của một tam giác là trục đối xứng của tam giác đó.
d) Tam giác đều có ba trục đối xứng.
e) Đường tròn có vô số trục đối xứng.
g) Đường thẳng có vố số trục đối xứng.
Phương pháp giải:
- Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng \(d\) nếu \( d\) là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
- Đường thẳng \(d\) gọi là trục đối xứng của hình \(H\) nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình \(H\) qua đường thẳng \(d\) cũng thuộc hình \(H.\)
Giải chi tiết:
a) Đ
b) Đ
c) S
Tam giác thường đường trung tuyến chưa chắc là trục đối xứng của tam giác đó.
d) Đ
e) Đ
g) Đ
Unit 10: Communication
Bài 28
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
CHƯƠNG XI: SINH SẢN
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8