37.1
Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?
A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.
Phương pháp giải:
Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt. Khi trời lạnh, động vật mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sinh trưởng giảm nếu không được bổ sung thêm thức ăn để chống rét.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
37.2
Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
a) Sinh trưởng.b) Thụ phấn.
c) Quang hợp.d) Thoát hơi nước.
e) Phát triển.g) Ra hoa.
h) Hình thành quả.
A. 6. B. 3. C. 7. D. 4.
Phương pháp giải:
Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và thời gian ra hoa của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Các ý đúng là: a, c, d, e, g, h.
37.3
Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
a) Hấp thụ calcium.b) Chuyển hóa protein.
c) Hình thành xương.d) Ổn định thân nhiệt.
e) Hấp thụ nước.g) Chuyển hóa năng lượng.
h) Bài tiết chất thải.
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Phương pháp giải:
Ở động vật, ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D - chất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể. Ánh sáng cũng giúp động vật thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Các ý đúng là: a, c, d, g.
37.4
Hãy tìm hiểu và cho biết nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ thể và đóng vai trò gì đối với con người. Từ những kiến thức đó, em rút ra nhận xét gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Ví dụ: Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ giúp cây lớn lên; ở động vật, nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể. Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.
Lời giải chi tiết:
Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể người; nước cấu tạo các tế bào sống, là môi trường cho sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể người,… Vì vậy, hằng ngày, cần cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua việc uống nước, ăn đồ ăn có chứa nước, không nhịn khát, tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước một lúc.
37.5
Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, hãy đề xuất các biện pháp canh tác giúp cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Con người đã chủ động điều khiển các yếu tố bên ngoài cho phù hợp thông qua các biện pháp như chiếu sáng nhân tạo, trồng cây trong nhà kính, bón phân, tưới nước hợp lý, thu hoạch đúng thời điểm,… để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, nhằm tăng năng suất cây trồng.
Lời giải chi tiết:
37.6
Ghép các thông tin trong cột A với cột B trong bảng sau sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng và một số chất có tác dụng kích thích hoặc ức chế sinh trưởng, phát triển do cơ thể tiết ra (hormone).
Con người dựa vào những kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để vận dụng sáng tạo trong chăn nuôi, trồng trọt tạo ra các sinh vật có năng suất và chất lượng tốt nhất.
Con người có thể chủ động điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhằm nâng cao năng suất của vật nuôi và cây trồng bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc ức chế nhân tạo; cải thiện chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ chiếu sáng, tưới nước,…
Lời giải chi tiết:
1 - b; 2 - d; 3 - a; 4 - e; 5 - c.
37.7
Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng và một số chất có tác dụng kích thích hoặc ức chế sinh trưởng, phát triển do cơ thể tiết ra (hormone).
Con người dựa vào những kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để vận dụng sáng tạo trong chăn nuôi, trồng trọt tạo ra các sinh vật có năng suất và chất lượng tốt nhất.
Lời giải chi tiết:
37.8
Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của sâu hại, đề xuất biện pháp phòng ngừa và diệt sâu hại để bảo vệ mùa màng. Lấy ví dụ loài cụ thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm các giai đoạn phát triển ở côn trùng, lựa chọn các biện pháp hiệu quả để phòng trừ các loài gây hại như muỗi, bướm,…
Lời giải chi tiết:
Để phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại, cần tìm hiểu vòng đời của sâu hại;
Có các biện pháp phù hợp để tiêu diệt một giai đoạn trong vòng đời của chúng (tốt nhất là giai đoạn trứng hoặc ấu trùng); đánh giá mức độ thành công của biện pháp để có kế hoạch điều chỉnh nhằm bảo vệ mùa màng tốt nhất.
Bài 10: Lắng nghe trái tim mình
Chủ đề 3: Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung
Chủ đề 6: Em với công đồng
Chương 4: Tam giác bằng nhau
Unit 12: English-speaking countries
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7