12.1
1. Nội dung câu hỏi
Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đa lượng trong phân bón cho cây trồng?
A. Sodium. B. Potassium.
C. Nitrogen. D. Phosphorus.
2. Phương pháp giải
Dựa vào thành phần của các loại phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
Đáp án A
Sodium không phải là nguyên tố đa lượng trong phân bón cây trồng.
12.2
1. Nội dung câu hỏi
Chất nào sau đây trong phân đạm, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng?
A. NaCl. B. NaNO3.
C. Na2SO4. D. CaSO4.
2. Phương pháp giải
Dựa vào thành phần của các loại phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
NaNO3 cung cấp nguyên tố đa lượng là N cho cây trồng.
Đáp án B
12.3
1. Nội dung câu hỏi
Chất nào sau đây trong phân lân, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng?
A. MgCl2. B. Na2CO3. C. Ca(H2PO4)2. D. CaSO4.
2. Phương pháp giải
Dựa vào thành phần của các loại phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
Ca(H2PO4)2 có trong phân lân.
Đáp án C
12.4
1. Nội dung câu hỏi
Chất nào sau đây trong phân kali, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng?
A. MgCl2. B. Na2CO3.
C. Ca(HCO3)2. D. KCl.
2. Phương pháp giải
Dựa vào thành phần của các loại phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
KCl có trong phân kali.
Đáp án: D
12.5
1. Nội dung câu hỏi
Phân bón nào sau đây có thành phần chính không tan trong nước?
A. Phân lân nung chảy. B. Superphosphate kép.
C. Phân đạm. D. Phân kali.
2. Phương pháp giải
Dựa vào khả năng tan trong nước của một số muối
3. Lời giải chi tiết
Phân lân nung chảy có chứa Ca3(PO4)2 không tan trong nước.
Đáp án A
12.6
1. Nội dung câu hỏi
Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá, người ta bón phân nào sau đây?
A. Phân kali. B. Phân đạm.
C. Super lân. D. Phân lân nung chảy.
2. Phương pháp giải
Dựa vào công dụng của các loại phân bón
3. Lời giải chi tiết
Đáp án B
Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá, người ta bón phân đạm
12.7
1. Nội dung câu hỏi
Phân bón nào sau đây giúp cho cây trồng tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, tăng sức chịu lạnh?
A. Phân đạm. B. Phân lân nung chảy.
C. Phân kali. D. Super lân.
2. Phương pháp giải
Dựa vào công dụng của các loại phân bón
3. Lời giải chi tiết
Đáp án C
Phân kali giúp cho cây trồng tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, tăng sức chịu lạnh.
12.8
1. Nội dung câu hỏi
Phân bón nào sau đây thích hợp cho cây trồng trên đất chua?
A. Super lân. B. Phân kali.
C. Phân đạm. D. Phân lân nung chảy.
2. Phương pháp giải
Dựa vào ứng dụng của các loại phân bón
3. Lời giải chi tiết
Phân lân nung chảy thích hợp bón cho đất chua.
Đáp án D
12.9
1. Nội dung câu hỏi
Phân bón nào sau đây có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 và CaSO4?
A. Superphosphate đơn. B. Superphosphate kép.
C. Phân lân nung chảy. D. Phân NPK.
2. Phương pháp giải
Dựa vào bài 12 phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
Phân bón có thành phần chính Ca(H2PO4)2 và CaSO4 là supephotphat đơn.
Đáp án A
12.10
1. Nội dung câu hỏi
Loại phân bón nào sau đây có trong tro bếp?
A. Phân đạm. B. Phân kali.
C. Super lân. D. Phân lân nung chảy.
2. Phương pháp giải
Dựa vào bài 12 phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
Phân kali có trong tro bếp.
Đáp án B
12.11
1. Nội dung câu hỏi
Loại phân bón nào sau đây cung cấp cho cây trồng cả ba thành phần dinh dưỡng: nitrogen, phosphorus và potassium?
A. Phân đạm. B. Phân kali.
C. Phân NPK. D. Phân lân.
2. Phương pháp giải
Dựa vào bài 12 phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
Phân NPK cung cấp cho cây trồng cả ba thành phần dinh dưỡng: nitrogen, phosphorus và potassium.
Đáp án C
12.12
1. Nội dung câu hỏi
Các chất nào sau đây đều là thành phần chính của phân đạm?
A. NaNO3, K2SO4, Ca3(PO4)2.
B. NaNO3, Na2SO4, CaSO4.
C. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, CaSO4.
D. Ca(NO3)2, NH4Cl, (NH2)2CO.
2. Phương pháp giải
Dựa vào thành phần của phân đạm
3. Lời giải chi tiết
Ca(NO3)2, NH4Cl, (NH2)2CO đều là thành phần chính của phân đạm.
12.13
1. Nội dung câu hỏi
a) Có nên bón phân kali cho cây trồng vào những ngày mưa to hay không? Vì sao?
b) Có nên bón phân đạm ammonium cùng với vôi bột không? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Dựa vào bài 12 phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
a) Không nên bón phân kali cho cây trồng vào những ngày mưa to, bởi vì phân kali dễ tan, có thể bị trôi theo nước mưa.
b) Không nên bón phân đạm ammonium cùng với vôi bột bởi vì sẽ xảy ra phản ứng hoá học làm mất đạm.
Ví dụ:
2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O
12.14
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy nhận xét và giải thích:
a) Sự khác nhau về thành phần các loại phân lân. Từ đó rút ra loại phân nào cung cấp dinh dưỡng cho cây nhanh hơn, phân lân nào cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn, phân lân nào sau khi bón cho cây sẽ làm cho đất bị cứng?
b) Tại sao không nên để phân đạm, phân kali nơi ẩm ướt và đặc biệt không được để đạm nitrate ở gần bếp lửa?
2. Phương pháp giải
Dựa vào bài 12 phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
a) Sự khác nhau về thành phần các loại phân lân:
- Superphosphate đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 + CaSO4.
- Superphosphate kép có thành phần chính là Ca(H2PO4)2.
- Phân lân nung chảy có thành phần chính là Ca3(PO4)2.
Như vậy: Superphosphate cung cấp dinh dưỡng cho cây nhanh hơn, trong đó superphosphate kép cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn; superphosphate đơn sau khi bón cho cây sẽ làm cho đất bị cứng (vì có CaSO4).
b) Không nên để phân đạm, phân kali nơi ẩm ướt vì các phân này hút nước tốt và dễ tan, sẽ bị chảy rữa ra.
Không được để đạm nitrate ở gần bếp lửa vì dễ bị nhiệt phân, gây nổ.
12.15
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học dư thừa và đề xuất biện pháp khắc phục
2. Phương pháp giải
Dựa vào bài 12 phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
- Mỗi loại cây trồng tuỳ thời gian sinh trưởng sẽ cần những nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng nhất định. Nếu bón thừa chất dinh dưỡng thì ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây ra những bất thường như lá úa vàng, héo rũ; có biểu hiện hoại tử, … Ngoài ra, phân bón dư thừa còn làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí …
- Biện pháp khắc phục: Bón phân đúng cách cho cây nhằm đảm bảo tăng năng suất cây trồng và cải tạo đất với hiệu quả cao nhất, hạn chế các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái: bón đúng loại phân với liều lượng thích hợp, bón đúng thời điểm và bón đúng phương pháp.
12.16
1. Nội dung câu hỏi
Phân lân cung cấp phosphorus cho cây dưới dạng ion phosphate. Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng do thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho thực vật phát triển, cành lá khoẻ, củ quả to, hạt chắc.
Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng phosphorite và apatite. Một số loại phân lân chính là superphosphate, phân lân nung chảy,... Superphosphate có hai loại đơn và kép, cả hai loại đều có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 là muối tan, dễ được cây trồng đồng hóa. Superphosphate kép có hàm lượng phosphorus cao hơn, được điều chế qua hai giai đoạn, đầu tiên cho quặng phosphorite tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng để tạo ra phosphoric acid (H3PO4), sau đó tách H3PO4 cho phản ứng với quặng phosphorite.
Ở nước ta, phân lân superphosphate được sản xuất từ quặng apatite với quy mô lớn đầu tiên ở Công ti Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (Phú Thọ).
a) Viết PTHH của các phản ứng điều chế superphosphate kép. Vì sao cần phải đun nóng hỗn hợp phản ứng?
b) Vì sao sau giai đoạn 1 của điều chế superphosphate kép, có thể tách được H3PO4 ra khỏi hỗn hợp phản ứng?
c) Tại sao người ta không sử dụng quặng phosphorite làm phân lân mà phải điều chế ra superphosphate?
d) Nếu dùng 310 kg Ca3(PO4)2 thì sẽ điều chế được lượng Ca(H2PO4)2 tối đa là
A. 702 kg.
B. 351 kg.
C. 468 kg.
D. 234 kg.
2. Phương pháp giải
Dựa vào bài 12 phân bón hóa học
3. Lời giải chi tiết
a) Phương trình hoá học điều chế phân superphosphate kép:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4↓ + 2H3PO4
Ca3(PO4)2+ 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
Cần đun nóng để các phản ứng trên xảy ra được với tốc độ nhanh.
b) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4↓ + 2H3PO4
Có thể tách được H3PO4ra khỏi hỗn hợp phản ứng vì H3PO4tan, ở dạng lỏng còn CaSO4 không tan, ở dạng rắn.
c) Quặng phosphorite (thành phần chính: Ca3(PO4)2) không tan, cây khó hấp thụ còn superphosphate chứa Ca(H2PO4)2là muối tan cây dễ hấp thụ hơn.
d) Đáp án: D.
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4↓ + 2H3PO4
1 2 mol
Ca3(PO4)2+ 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
1 4 3 mol
Theo phương trình phản ứng, cứ 1 mol Ca3(PO4)2 điều chế được 1 mol Ca(H2PO4)2.
Hay cứ 310 gam Ca3(PO4)2 điều chế được 234 gam Ca(H2PO4)2.
⇒310 kg Ca3(PO4)2 điều chế được tối đa 234 kg Ca(H2PO4)2.
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 8
Unit 3. Adventure
Bài 4: Giữ chữ tín
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh Diều
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Khoa học tự nhiên 8