CH tr 10 3.1
Cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể.
B. Các cấp tổ chức trên cơ thể.
C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống.
D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.
Phương pháp giải:
Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống được gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 10 3.2
Hãy hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống.
Phương pháp giải:
Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: Phân tử → bào quan → mô→ cơ quan→ hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã- hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Lời giải chi tiết:
(1)Tế bào —> Cơ thể —> (2) Quần thể —> (3) Quần xã – Hệ sinh thái —> (4) Sinh quyển.
CH tr 10 3.3
Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Có 3 đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống bao gồm: tổ chức theo nguyên tắc thức bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 10 3.4
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật,
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Phương pháp giải:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 10 3.5
Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống?
(1) Có khả năng tự điều chỉnh.
(2) Liên tục tiến hoá.
(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường.
(5) Đều được cấu tạo từ tế bào.
A.1. B.4. C.3. D.2.
Phương pháp giải:
Những đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống:
(1) Có khả năng tự điều chỉnh.
(2) Liên tục tiến hoá.
(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 11 3.6
Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
A. Cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã–hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã- hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 11 3.7
Kể tên các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống. Trong đó, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao?
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
CH tr 11 3.8
Hãy hoàn thành bảng sau đây về các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Phương pháp giải:
Hoàn thành bảng theo cấp độ tổ chức sống.
Lời giải chi tiết:
CH tr 11 3.9
Các hình ảnh sau đây mô tả cấp độ tổ chức nào của thế giới sống?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình điền tên cấp độ tổ chức nào của thế giới sống.
Lời giải chi tiết:
a) Quần thể.
b) Quần xã.
c) Cơ quan.
d) Phân tử.
e) Cơ thể.
CH tr 12 3.10
Có ý kiến cho rằng: "Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.
Phương pháp giải:
Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh đảm bảo tính bền vững và tương đối ổn định của hệ thống sống.
CH tr 12 3.11
Các ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?
a) Khi nồng độ NaCl trong máu tăng cao do ăn nhiều muối, thận sẽ tăng cường bài xuất NaCl qua nước tiểu.
b) Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người giúp con người có trí thông minh, tư duy và sáng tạo.
c) Thực vật sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và tham gia hô hấp trả lại CO2 cho môi trường.
d) Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
a) Khả năng tự điều chỉnh.
b) Cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc.
c) Hệ thống mở.
d) Liên tục tiến hoá.
CH tr 12 3.12
Quan sát Hình 3.2, hãy:
a) Đặt tên cho Hình 3.2 và cho biết hình đó đang mô tả quá trình gì.
b) Cho biết quá trình đó diễn ra nhờ những cơ chế nào.
Phương pháp giải:
Sơ đồ tiến hóa của động vật có xương sống.
Các cơ chế phát sinh biến dị luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mạt di truyền.
Lời giải chi tiết:
a) Tên hình: Sơ đồ sự tiến hoá của động vật có xương sống. Hình 3.2 mô tả quá trình tiến hoá của động vật.
b) Quá trình tiến hoá của sinh vật nhờ các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền.
Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Dục Thúy sơn
Chủ đề 1. Cấu tạo nguyên tử
Bảo kính cảnh giới
Grammar Builder
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10