Bài 22. Khái quát về vi sinh vật
Bài 23. Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Bài 24. Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Bài 25. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Bài 26. Công nghệ vi sinh vật
Bài 27. Ứng dung vi sinh vật trong thực tiễn
Bài 28. Thực hành: Lên men
Ôn tập chương 5
Câu hỏi 1 Tìm ví dụ minh hoạ cho các loại virus theo nội dung bảng sau: |
Hướng dẫn giải:
Một số loại virus: Virus khảm thuốc lá, virus sởi, adenovirus, herpesvirus, HIV, virus cúm,...
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 2 Hãy kể tên một số virus gây bệnh ở người và chỉ ra các thụ thể trên tế bào vật chủ của các virus này.
|
Hướng dẫn giải:
Một số virus gây bệnh cho con người như virus SARS – CoV – 2, VIrú HIV, virus dại, virus sởi,...
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 3 Hãy trình bày các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc và từ mẹ sang con. |
Hướng dẫn giải:
- Để phòng chống các bệnh do virus gây ra đối với con người t, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp như sau: kiểm tra sức khỏe định kì cho người và động vật, tiêm vaccine đầy đủ theo quy định (nếu đã có vaccine), giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở, chuồng trại sạch sẽ,... Ngoài ra, đối với các bệnh có con đường lây nhiễm khác nhau thì có cách phòng chống khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường hô hấp:
+ Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,...;
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sạch sẽ;
+ Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác;
+ Thực hiện khai báo y tế theo quy định,...
- Các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường tiêu hoá:
+ Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;
+ Không dùng chung bát, đũa, ly uống nước,... với người khác.
- Các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường tình dục, máu, dùng chung các đồ vật hằng ngày:
+Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm;
+ Tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh; khử trùng các đồ dùng hằng ngày;...
- Các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua con đường từ mẹ sang con:
+ Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai;
+ Nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con;..
Câu hỏi 4 Hãy kể tên các loại vaccine virus được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp. |
Hướng dẫn giải:
Vaccine virus được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp là những vaccine được sản xuất bằng cách lấy đoạn gene của virus vô hại hoặc giảm độc lực chèn vào gene của vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Vaccine viêm gan B, vaccine Covid 19 (vaccine Nano Covax), vaccine não mô cầu nhóm B,...
Câu hỏi 5 Báo điện tử Nhân Dân, ngày 9/11/2006 đã đưa tin: "Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn (VL) và lùn xoắn lá (LXL) đang tăng rất nhanh. Đầu vụ hè thu mới có 456 ha nhiễm bệnh, đến cuối vụ đã tăng 78 lần, đến ngày 3/10/2006 tăng lên 60 nghìn ha (131 lần). Và 72 nghìn ha là số thống kê để báo cáo cho đợt họp giao ban chống rầy ngày 18/10/2006 của ngành nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. (https://nhandan.com.vn/khoa-hoc/giai-phap-phong-tru-ray-nau-sinh-benh-vang-lun-va-lun-xoan-la-588344) Câu 1: Theo em giữa rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có liên quan gì với nhau không? Câu 2: Em hãy đánh giá về tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong trường hợp trên. Câu 3: Hãy đề xuất biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa. |
Hướng dẫn giải:
Virus RRSV gây bệnh lùn xoắn là lan truyền qua các vết cắn của rầy nâu trên thân cây lúa (rầy nâu là vector truyền bệnh) gây thiệt hại kép rất nghiêm trọng.
Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở cây trồng, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền trên cây trồng của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
- Loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh khỏi quần thể.
- Phòng tránh, xử lí côn trùng gây hại, hạn chế các vết cắn của côn trùng lên cây.
- Xử lí đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Chọn, tạo giống khỏe, sạch bệnh để gieo trồng.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Rầy nâu là trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa.
Câu 2: Tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn trong trường hợp được nêu rất nhanh, trong khoảng 3 tháng, tốc độ đã tăng lên hơn 50 lần so với cuối vụ hè.
Câu 3: Biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa:
- Cần cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh.
- Sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu.
- Dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sinh học để diệt bớt rầy nâu hoặc các động vật có khả năng tiêu diệt bớt rầy nâu như vịt, cá rô phi,.. và các loài thiên địch như bọ rùa, bọ xít mù xanh,....
- Tiêu hủy ruộng lúa bị bệnh để tránh lây lan đến các ruộng khác, bón phân và chăm sóc hợp lý để bù đắp lại năng suất.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Skills (Units 5 - 6)
Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chương 5: Thủy quyển
Đề thi học kì 2
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10