Phần 1. Giới thiệu chương trình môn sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Ôn tập phần 1

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Ôn tập chương 1 Câu 1
Ôn tập chương 1 Câu 2
Ôn tập chương 1 Câu 3
Ôn tập chương 1 Câu 4
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Ôn tập chương 1 Câu 1
Ôn tập chương 1 Câu 2
Ôn tập chương 1 Câu 3
Ôn tập chương 1 Câu 4

Ôn tập chương 1 Câu 1

Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó.

Hướng dẫn giải:

Học môn Sinh học có thể giúp em chọn nhiều ngành nghề khác nhau, từ nghiên cứu giảng dạy đến sản xuất, chăm sóc sức khỏe hay hoạch định chính sách.

Lời giải chi tiết:

- Một số ngành nghề liên quan đến Sinh học:

+ Giảng dạy và nghiên cứu: Ngành Công nghệ sinh học, Ngành khai thác thủy sản, Ngành Kỹ thuật sinh học, Ngành Lâm học, Ngành Sư phạm Sinh học,...

+ Sản xuất: Ngành Chăn nuôi, Ngành Chế biến gỗ, Ngành Trồng trọt, Ngành sản xuất thuốc chữa bệnh,...

+ Ngành Chăm sóc sức khỏe: Ngành Dược học, Ngành Y đa khoa, Ngành Hóa dược, Ngành Y học dự phòng, Ngành Y tế cộng đồng,...

+ Ngành Hoạch định chính sách: Ngành Lâm nghiệp đô thị, Ngành Tổ chức và quản lý y tế, Ngành Quản lý bệnh viện, Ngành Quản lý tài nguyên rừng,...

- Trong tương lai, ngành Công nghệ sinh học sẽ ngày càng phát triển theo sự phát triển của sinh học, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ôn tập chương 1 Câu 2

Cho biết vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.

Hướng dẫn giải:

- Khái niệm phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

- Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội:

+ Sinh học trong phát triển kinh tế: Sinh học giúp cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế. giúp tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị được ứng dụng trong sản xuất, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.

+ Sinh học trong bảo vệ môi trường: Sinh học đưa ra cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lý ô nhiễm và cải tạo môi trường và các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

+ Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

Ôn tập chương 1 Câu 3

Nêu và sắp xếp các kĩ năng tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học.

Hướng dẫn giải:

Nghiên cứu khoa học được thực hiện theo các bước (Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu)tạo thành một tiến trình và mỗi bước là một kĩ năng.

Lời giải chi tiết:

Bước 1. Quan sát và đặt câu hỏi

Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết. Qua quan sát đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra "vấn để" nghiên cứu,

Bước 2. Hình thành giả thuyết khoa học

Giả thuyết khoa học, còn gọi là giả thuyết nghiên cứu, là một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Một giả thuyết phải cụ thể và liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang đặt ra.

Bước 3. Kiểm tra giả thuyết khoa học

Kiểm tra giả thuyết khoa học chính là làm thực nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết. Nếu kết quả thử nghiệm không ủng hộ giả thuyết đưa ra thì cần phải kiểm tra lại quá trình thực nghiệm hoặc sửa đổi giả thuyết hay đưa ra một giả thuyết mới.

Bước 4. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

Làm báo cáo kết quả nghiên cứu là quá trình phân tích số liệu và rút ra kết luận nghiên cứu. Kết luận khoa học có thể xác nhận hay phủ nhận giả thuyết đã đưa ra. Một kết luận được coi là đúng khi trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu bằng các dữ liệu tin cậy.

Ôn tập chương 1 Câu 4

Nêu các cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ đó.

Hướng dẫn giải:

- Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó. 

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cẩu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. 

Lời giải chi tiết:

- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thế, quần xã – hệ sinh thái.

- Mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ: Cấp độ tổ chức trên tạo nền tảng cấu tạo nên cấp độ tổ chức dưới và có các đặc điểm nổi trội mà cấp độ tổ chức dưới không có. 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved