Bài 31
I. Tính chất vật lí
1. Quan sát và làm thí nghiệm
- Nhận xét trạng thái, màu sắc của khí H2: không màu, không mùi
- Quả bóng bay được bơm đầy khí hiđro sẽ: bay lên phía trên
-> Tỉ khối của khí hiđro so với không khí: khí hiđro nhẹ hơn không khí
2. Trả lời câu hỏi
- Hiđro nhẹ hơn không khí 14,5 lần (dH2/kk=2/29)
- Tính tan trong nước của hiđro: ít tan
3. Kết luận
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
II. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với oxi
- Quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm: hiđro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện các giọt nước nhỏ
Phương trình hóa học:
\(2{H_2} + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2{H_2}O\)
Trả lời câu hỏi
- Hỗn hợp khí H2 và O2 khí cháy gây tiếng nổ vì H2 kết hợp với O2 theo tỉ lệ 2:1 sẽ gây nổ
- Nếu đốt cháy dòng khí H2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí O2 hay không khí, sẽ không gây ra tiếng nổ mạnh vì dòng khí hiđrô là tinh khiết và tỉ lệ thể tích không bằng 2:1 nên khi cháy hỗn hợp khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh
- Thử độ tinh khiết của dòng khí hiđro bằng cách: đốt dòng khí hiđro, nếu có tiếng nổ chứng tỏ dòng H2 chưa tinh khiết
2. Tác dụng với đồng oxit
- Quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm: Bột CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch, xuất hiện những giọt nước trong ống nghiệm
Phương trình hóa học:
\({H_2} + CuO\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow Cu + {H_2}O\)
Khí hiđro đã chiếm lấy oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử
3. Kết luận
Ở nhiệt độ thích hơp, khí hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hiđro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt
III. Ứng dụng
1. Dùng làm nhiên liệu
2. Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit...
3. Làm chất khử điều chế một số kim loại
4. Hiđro để bơm vào kinh khí cầu, bóng thám không
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 1
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 22. Việt Nam - đất nước, con người