Câu 1
Câu 1 (trang 76 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
a. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
b. Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
Lời giải chi tiết:
a. Theo Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học của lối học đúng đắn phải là: Học để “biết rõ đạo”, học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.
b.
- Để làm nổi bật ý nghĩa, tác dụng chính của học, tác giả đã phê phán: Lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không biết tới tam cương ngũ thường, học hình thức, học cầu lợi.
- Lối học sai lầm trên đã dẫn tới những hiểm họa khôn lường: Làm mất đi giá trị của việc học, những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.
Câu 2
Câu 2 (trang 77 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?
Lời giải chi tiết:
Những chính sách:
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp:
- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. Phương pháp học phải:
+ Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.
Câu 3
Câu 3 (trang 77 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao: "Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên...". Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có cơ sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống.
Câu 4
Câu 4 (trang 78 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc kĩ ba câu cuối, kết hợp với phần trên để chỉ ra thái độ của đoạn trích và phần nào của cả bài tấu bằng cách đánh dấu x vào ý kiến mà em cho là không thỏa đáng.
Lời giải chi tiết:
Giọng điệu, thái độ của La Sơn Phu Tử trong đoạn trích: Chân thành, thẳng thắn, khiêm tốn.
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hóa học 8
Chương 1: Phản ứng hóa học
Unit 9: Natural disasters
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Hóa học 8
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8