Câu 1
Câu 1 (trang 122 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Cho đề bài "Trang phục và văn hóa" (trang 124 SGK)
a. Xác lập luận điểm và sắp xếp theo trình tự hợp lí
b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm trên, chỉ ra các yếu tố miêu tả và tự sự mà em đã dùng.
Lời giải chi tiết:
a. Hệ thống luận điểm:
+ Nêu thực trạng: Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa, Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
+ Nguyên nhân: Sự phát triển của xã hội, sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, nhà trường, sự đua đòi, thiếu nhận thức của một bộ phận giới trẻ
+ Hậu quả: Làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ.
+ Biện pháp: Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, lứa tuổi, hoàn cảnh sống.
b. Đoạn văn:
Trang phục văn hóa là nét đẹp của một dân tộc, một quốc gia. Trang phục văn hóa không chỉ làm đẹp người mặc trang phục mà còn giúp mỗi chúng ta tôn vinh, khẳng định vẻ đẹp của dân tộc mình. Nó gắn liền với ý thức, với sự tôn trọng, sự yêu quý của ta với bản sắc văn hóa dân tộc. Trang phục văn hóa có thể có nhiều cách tân cho phù hợp với thời đại. Nhưng, đồng thời, cách tân ấy phải không làm mất đi vẻ đẹp Việt Nam. Nhất là ở trong một xã hội mở như hiện nay khi mà con người dễ nhiễm, dễ học phải muôn vàn thói xấu, đặc biệt là giới trẻ. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động… Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Ta cần phải có ý thức gìn giữ trang phục văn hóa và bảo tồn nét đẹp dân tộc. Bạn không chỉ khoác trên mình một bộ trang phục mà hơn hết, nó là vẻ đẹp, là văn hóa và truyền thống dân tộc.
- Các yếu tố miêu tả, tự sự:
+ Yếu tố tự sự: Có thể kể về thực trạng việc ăn mặc, đua đòi của giới trẻ hiện nay.
+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả các kiểu trang phục thiếu lành mạnh.
Câu 2
Câu 2 (trang 124 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Chỉ ra các yếu tố miêu tả, tự sự và tác dụng của chúng trong đoạn văn trang 125 - 126 SGK
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố miêu tả, tự sự được sử dụng trong đoạn văn trên:
+ Yếu tố tự sự: Có thể kể, dẫn ra câu chuyện về việc ăn mặc chạy theo “mốt” gây ra nhiều tác hại.
+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả các cách ăn mặc lành mạnh, phù hợp với truyền thống trong thế đối sánh với hình ảnh của những người ăn mặc lố lăng, đua đòi.
- Tác dụng: Khiến cho các luận điểm được trình bày một cách chân thực sinh động và thuyết phục hơn
Câu 3
Câu 3 (trang 121 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:
a)
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
b)
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo…
(Tố Hữu, Ta đi tới)
Lời giải chi tiết:
a. Việc đảo trật tự từ trong hai câu ba và bốn của bài thơ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoang sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.
b. Việc đảo trật tự từ trong câu thơ này đã làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
Câu 4
Câu 4 (trang 122 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Các câu (a) và (b) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
b) Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào.
Lời giải chi tiết:
- Hai câu khác nhau ở phần bổ ngữ (phần sau của động từ thấy):
+ Ở câu (a), chủ ngữ đứng đầu câu (kèm theo phần giới thiệu tên nhân vật và phần miêu tả hành động, dáng điệu của nhân vật).
+ Trong câu (b), vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, đồng thời tính từ trịnh trọng lại được đặt ngay trước động từ, khiến cho người đọc hình dung được rất rõ cái sự “làm bộ làm tịch” của Bọ Ngựa.
- Câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b).
Câu 5
Câu 5 (trang 122 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ của bộ phận in đậm trong đoạn văn sau. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây:
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Lời giải chi tiết:
- Có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ khi ta đảo vị trí của các từ in đậm.
- Tuy nhiên cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn là tối ưu hơn cả vì nó đúc kết những phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự được miêu tả trong bài văn (Kiểm tra lại trong văn bản Cây tre Việt Nam).
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8